15 Cảnh báo nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ

Bạn đang muốn xuất khẩu thuỷ sản từ Việt Nam sang Hoa Kỳ? Bạn muốn tìm hiểu những nguyên nhân mà doanh nghiệp Việt Nam hay mắc phải dẫn đến bị triệu hồi, thu hồi sản phẩm để có sự chuẩn bị và phòng ngừa. Đừng lo lắng! Bài viết này UCC Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn 15 cảnh báo nhập khẩu cho mặt hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Giúp các doanh nghiệp nắm rõ hơn về các cảnh báo nhập khẩu, tránh khỏi những sai lầm tiềm ẩn.

15 cảnh báo nhập khẩu cho mặt hàng thuỷ sản tại Việt Nam
15 cảnh báo nhập khẩu cho mặt hàng thuỷ sản tại Việt Nam

1. Tổng qua về thị trường xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam

Trong năm 2023, Việt Nam gặp phải một số thách thức trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản. Dựa trên số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan có thể thấy được. Tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thuỷ sản của Việt Nam đạt 9 tỷ USD giảm 17% so với năm 2022. Trong số các thị trường xuất khẩu, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành thuỷ sản Việt Nam. Và đều đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong năm 2023.

Tổng quan thị trường xuất khẩu thuỷ sản năm 2023
Tổng quan thị trường xuất khẩu thuỷ sản năm 2023

Hiện tại, Mỹ đang là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ nhất ở Việt Nam với 1,44 tỷ USD. Tương đương với 17,4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với năm 2022 số lượng xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản sang Mỹ đã giảm 28.8%. Việc xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ có thể bị giảm. Do ảnh hưởng của việc vi phạm các cảnh báo nhập khẩu của Hoa Kỳ do FDA ban hành.

2. Các cảnh báo nhập khẩu cho mặt hàng thuỷ sản tại Việt Nam sang Hoa Kỳ

2.1 Cảnh báo nhập khẩu do các vi sinh gây ra

Cảnh báo nhập khẩu số 16-105. “Giam giữ mà không kiểm tra thực tế cá và sản phẩm thủy sản. từ các nhà sản xuất/người gửi hàng cụ thể do sự phân hủy hoặc Histamine và/hoặc Indole”

Áp dụng cho hải sản và các sản phẩm từ hải sản

Cảnh báo nhập khẩu số 16-121. “Giam giữ không kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản đã chế biến do vi khuẩn E. Coli

Áp dụng cho thuỷ sản đã qua chế biến.

Cảnh báo nhập khẩu số 16-125. “Tạm thị không cần kiểm tra vật lý đối với cá sống và sản phẩm thủy sản đông lạnh. (không đông lạnh với nhãn thích hợp) trong đóng gói do khả năng sản xuất độc tố Clostridium Botulinum

Áp dụng cho cá và các sản phẩm thuỷ sản sống được làm lạnh (không đông lạnh) trong ROP. Bất kỳ loại các sống nào chưa được bỏ nội tảng hoặc đã bỏ nội tạng một phần,…

Cảnh báo nhập khẩu số 16-127. “Giữ không kiểm tra thực tế động vật giáp xác do cloramphenicol“.

Áp dung cho các động vật giáp xác; tôm; cua;  tôm hùm; tôm càng,…

Cảnh báo nhập khẩu số 16-129. “Giữ không kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản do Nitrofurans

Áp dụng cho tất cả các loại hải sản

Cảnh báo nhập khẩu số 16-39. “Giam giữ không kiểm tra thực tế hải sản ăn liền để phát hiện vi khuẩn Listeria monocytogenes

Áp dụng cho Hải sản chế biến và các sản phẩm hải sản tương tự (Surimi)

Cảnh báo nhập khẩu số 16-81. “Giữ hàng mà không kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản do có vi khuẩn Salmonella

Áp dụng cho nhiều sản phẩm hải sản

Các cảnh báo nhập khẩu thuỷ sản tại Việt Nam
Các cảnh báo nhập khẩu thuỷ sản tại Việt Nam

2.2 Cảnh báo nhập khẩu do các nguyên nhân khác

Cảnh báo nhập khẩu số 04-16. “Bắt giữ mà không kiểm tra thực tế các sản phẩm hải sản có dấu hiệu ghi sai nhãn hiệu”

Cảnh báo này được áp dụng cho nhiều loại sản phẩm hải sản.

– Cảnh báo nhập khẩu số 16-119. “Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế cá và sản phẩm thủy sản. Đối với sự kết hợp giữa nhà nhập khẩu và nhà chế biến (nhà sản xuất) nước ngoài”

Cảnh báo được áp dụng cho cá và các sản phẩm thuỷ sản.

– Cảnh báo nhập khẩu số 16-12. “Giam giữ không kiểm tra thực tế với các sản phẩm chân ếch”

Cảnh báo được áp dụng cho Chân Ếch

– Cảnh báo nhập khẩu số 16-120. “Giữ hàng mà không kiểm tra thực tế cá/sản phẩm thủy sản từ các nhà chế biến nước ngoài. Không tuân thủ HACCP hải sản”

Áp dụng cho cá và các sản phẩm thuỷ sản.

Cảnh báo nhập khẩu số 16-124. “Giam giữ không kiểm tra thực tế sản phẩm thủy sản nuôi trồng thủy sản do thuốc không được phê duyệt”

Áp dụng trong nuôi trồng thuỷ sản hải sản.

Cảnh báo nhập khẩu số 16-137. “Tạm giữ không kiểm tra thực phẩm hải sản do viêm gan ô nhiễm”.

Áp dụng cho hải sản sống, tươi hoặc đông lạnh

Cảnh báo nhập khẩu số 16-50. “Tạm giữ không kiểm tra thể chất nhuyễn thể hai mảnh vỏ”

Áp dụng cho các động vật hai mảnh vỏ thân mềm

Cảnh báo nhập khẩu 16-74. “Giam giữ mà không kiểm tra thực tế cá chưa moi ruột hoặc cá đã bỏ ruột một phần. được xử lý bằng muối, sấy khô, hun khói, ngâm chua, lên men hoặc ngâm nước muối”

Áp dụng cho cá xử lý bằng muối sấy khô, hun khói, ngâm chua, lên men hoặc ngâm nước muối. ở dạng nguyên con (không bỏ ruốt hoặc bỏ ruột một phần),…

Xem thêm thông tin chi tiết tại https://www.accessdata.fda.gov/cms_ia/country_VN.html

3. Kết luận

15 cảnh báo nhập khẩu cho mặt hàng thủy sản tại Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ được đề cập trong bài viết. Là những “tín hiệu đỏ” cảnh báo doanh nghiệp về những vi phạm tiềm ẩn, có thể dẫn đến việc bị cấm xuất khẩu hoặc ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu. Để hạn chế tối đa rủi ro trong việc xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Hoa Kỳ thì đòi hỏi các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của FDA.

Tin tức liên quan

24-05-2024

Xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Mỹ- những yêu cầu của USDA

Xuất khẩu trái cây là vấn để đang được Nhà nước và các cơ quan quản lý vô cùng quan tâm. Việt Nam là một nước có khí hậu thích hợp để trồng rất nhiều loại trái cây nhiệt đới. Tuy sản lượng và chất lượng trái cây hằng năm rất cao nhưng vấn đề [...]

23-05-2024

Các cảnh báo nhập khẩu hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thị trường Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu rộng lớn của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên để có thể nhập khẩu được, các doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định và cảnh báo nhập khẩu của Hoa Kỳ. Bài viết này UCC Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn danh [...]

21-05-2024

Top những sản phẩm nông sản chiếm kim ngạch xuất khẩu thị trường Mỹ cao nhất năm 2023

Với nền kinh tế lớn mạnh và nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm đa dạng và chất lượng. Năm 2023, Mỹ vẫn tiếp tục trở thành một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất cho ngành nông nghiệp. Trong bối cảnh này, các sản phẩm nông sản nào đã tạo nên [...]

21-05-2024

Cảnh báo nhập khẩu- Nỗi sợ của doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

Cảnh báo nhập khẩu là sự nhắc nhở cũng như hình phạt của FDA đối với các doanh nghiệp hoặc quốc gia đã có những vi phạm trong quá trình nhập khẩu vào Mỹ. Vậy cảnh báo nhập khẩu là gì? Làm sao để doanh nghiệp tránh khỏi việc nhận cảnh báo này? Bài viết [...]