LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ DỊCH VỤ |
Công bố mỹ phẩm - Dịch vụ trọn gói tại UCC Việt Nam
Dịch vụ công bố mỹ phẩm trọn gói của UCC Việt Nam là bài viết cung cấp mọi thông tin về công bố mỹ phẩm. Thông tin này hữu ích cho doanh nghiệp, từ doanh nghiệp vừa và nhỏ mới gia nhập thị trường đến các doanh nghiệp lớn muốn mở rộng danh mục sản phẩm. UCC Việt Nam cam kết giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian và chi phí, đồng thời đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp.
1. Tổng quan
1.1 Công bố mỹ phẩm là gì?
Công bố mỹ phẩm là thủ tục mà các tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu mỹ phẩm cần thực hiện tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Quy trình này bao gồm việc đăng ký sản phẩm và chứng minh sự tuân thủ. Các tiêu chuẩn an toàn, hiệu quả và chất lượng của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
1.2 Mục đích/lợi ích của việc công bố mỹ phẩm
Công bố mỹ phẩm đảm bảo sản phẩm tuân thủ quy định, bảo vệ người tiêu dùng khỏi rủi ro sức khỏe và tăng cường niềm tin vào chất lượng sản phẩm, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng uy tín và mở rộng thị trường.
2. Quy định về công bố mỹ phẩm
Căn cứ pháp lý cho việc tiến hành công bố sản phẩm mỹ phẩm:
– Thông tư 06/2011/TT-BYT: Đây là văn bản quy định cách thức quản lý mỹ phẩm. Nó yêu cầu các tổ chức và cá nhân phải công bố thông tin mỹ phẩm nhập khẩu tại Cục quản lý Dược trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
– Công văn số 1609/QLD-MP: Hướng dẫn cách phân loại mỹ phẩm và công bố các tính năng của sản phẩm mỹ phẩm.
– Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg: Quy định về việc cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho sản phẩm và hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.
– Hiệp định ASEAN: Đặt ra hệ thống quản lý mỹ phẩm hòa hợp giữa các nước thành viên ASEAN, nhằm đơn giản hóa quy trình và tăng cường sự hợp tác trong khu vực.
– Nghị định số 89/2006/NĐ-CP: Quy định cách thức ghi nhãn hàng hóa, bao gồm cả mỹ phẩm, để đảm bảo thông tin chính xác và minh bạch cho người tiêu dùng.
Theo quy định, trước khi một sản phẩm mỹ phẩm được đưa ra thị trường, tổ chức hoặc cá nhân phải thực hiện công bố sản phẩm và nhận số tiếp nhận từ Cục quản lý Dược. Họ cũng phải chịu trách nhiệm đầy đủ về tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm mỹ phẩm. Điều này giúp đảm bảo rằng các sản phẩm mỹ phẩm lưu thông trên thị trường là an toàn và đáng tin cậy cho người tiêu dùng.
3. Chuẩn bị Hồ sơ công bố
3.1 Hồ sơ cần chuẩn bị
Dựa trên quy định của Thông tư số 06/2011/TT-BYT về quản lý sản phẩm mỹ phẩm và Điều chỉnh bổ sung thông tư số 32/2019/TT-BYT tại Phần 4, điều 4, Phụ lục số 01-MP của thông tư số 06/2011. Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm bao gồm:
3.1.1 Đối với sản phẩm sản xuất trong nước
– Phiếu công bố mỹ phẩm: Đây là tài liệu chính yêu cầu 02 bản in và dữ liệu công bố. Phiếu này chứa thông tin cơ bản về sản phẩm. Bao gồm tên, thành phần, công dụng và các thông tin khác liên quan đến sản phẩm mỹ phẩm.
– Giấy phép ĐKKD: Bản sao của Giấy phép đăng ký kinh doanh cần có xác nhận (chữ ký và đóng dấu) của tổ chức phát hành. Đây là tài liệu chứng minh quyền kinh doanh hợp pháp của tổ chức. Và cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
– Giấy ủy quyền: Cần có bản chính hoặc bản sao chứng thực từ nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm. Giấy này chứng minh quyền được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam.
– Phương tiện lưu trữ dữ liệu: Đĩa CD hoặc USB chứa hồ sơ đăng ký. Đây là phương tiện lưu trữ hồ sơ công bố mỹ phẩm, bao gồm tất cả dữ liệu và tài liệu liên quan.
– Giấy phép sản xuất: Bản sao chứng thực hợp lệ của giấy phép sản xuất. Chứng minh được sản phẩm được sản xuất theo quy định.
– Tài liệu khoa học: Bản giải trình chi tiết về công dụng và thành phần của sản phẩm. Trong trường hợp sản phẩm có thành phần hoặc công dụng đặc biệt. Tài liệu này cần làm rõ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký.
– Phiếu kiểm nghiệm: Tài liệu này chứng minh sản phẩm đã được kiểm nghiệm. Và đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết.
– Giấy phép kinh doanh: Cần thiết cho công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể. Chứng minh quyền kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm.
✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Giải pháp thử nghiệm mỹ phẩm toàn diện cho doanh nghiệp
3.1.2 Đối với sản phẩm nhập khẩu
– Phiếu công bố mỹ phẩm: Cần 02 bản in và dữ liệu công bố của sản phẩm nhập khẩu.
– Giấy phép ĐKKD: Bản sao có xác nhận (chữ ký và đóng dấu) của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
– Giấy phép nhập khẩu: Bản chính được hợp pháp hóa lãnh sự của chủ sở hữu sản phẩm, ủy quyền cho tổ chức, cá nhân phân phối sản phẩm tại Việt Nam. Đối với các trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, không cần thực hiện việc này.
– Giấy phép lưu hành tự do (CFS): Cần được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định. Trừ khi được miễn theo điều ước quốc tế.
– Bản sao chứng thực giấy phép sản xuất: Của cơ sở sản xuất.
– Tài liệu khoa học/Bản giải trình: Về công dụng và thành phần của sản phẩm từ cơ sở sản xuất.
– Thành phần sản phẩm: Danh sách các thành phần và tỷ lệ phần trăm của từng thành phần trong công thức sản phẩm.
– Phương tiện lưu trữ dữ liệu: Đĩa CD hoặc USB chứa hồ sơ cần thiết để xin giấy phép.
– Giấy phép kinh doanh: Cho công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể.
3.2 Lưu ý khi chuẩn bị tài liệu
– Giấy ủy quyền phải được trình bày bằng tiếng Việt, tiếng Anh, hoặc cả hai.
– Kiểm tra cẩn thận để chắc chắn rằng mọi thông tin bạn cung cấp phải chính xác và hoàn chỉnh.
– Đối chiếu ngày hết hạn của phiếu kết quả kiểm nghiệm. Đảm bảo rằng chúng vẫn còn hiệu lực khi nộp hồ sơ.
– Thực hiện việc kiểm tra chéo giữa các mục thông tin. Và tài liệu để loại bỏ bất kỳ sơ suất nào có thể xảy ra.
– Tuân theo đúng định dạng và các yêu cầu về hình thức của hồ sơ theo quy định hiện hành.
– Chuẩn bị các bản sao có chứng thực của tất cả tài liệu quan trọng.
4. Quy trình công bố
Quy trình công bố sản phẩm ở Việt Nam theo quy định mới nhất bao gồm các bước sau:
– Chuẩn bị hồ sơ: Bao gồm: Các giấy tờ cần thiết như giấy tự công bố mỹ phẩm, kết quả kiểm nghiệm sản phẩm. Cùng các tài liệu khác theo quy định.
– Nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, qua đường bưu điện. Hoặc thông qua hệ thống trực tuyến
– Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ: Cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận và xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, cơ quan sẽ cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
– Trả kết quả: Sau khi hồ sơ được duyệt, doanh nghiệp sẽ nhận được Phiếu công bố sản phẩm có hiệu lực.
5. Sau khi công bố
5.1 Cần làm gì sau khi công bố mỹ phẩm?
– Duy trì thông tin: Cần duy trì thông tin công bố sản phẩm mỹ phẩm đúng đắn và cập nhật. Điều này bao gồm việc giữ cho thông tin về thành phần, công dụng và các chỉ dẫn sử dụng
– Báo cáo hoạt động: Nếu là doanh nghiệp đã từng công bố. Bạn cần báo cáo hoạt động sản xuất sản phẩm lên sở và bộ Y tế hàng năm.
– Cập nhật thay đổi: Nếu có bất kỳ thay đổi nào về công thức, bao bì, nhãn mác hoặc bất kỳ thông tin quan trọng nào khác, cần phải cập nhật thông tin này trong hồ sơ công bố.
5.2 Cách duy trì và cập nhật thông tin công bố sản phẩm
– Kiểm soát chất lượng: Duy trì việc kiểm soát chất lượng sản phẩm thông qua các quy trình kiểm nghiệm nội bộ và bên ngoài. Để đảm bảo sản phẩm luôn đáp ứng các yêu cầu về an toàn và hiệu quả.
– Quản lý phản hồi: Cần theo dõi và quản lý phản hồi từ người tiêu dùng. Đồng thời giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh liên quan đến sản phẩm.
– Quản lý thông tin sản phẩm (PIM): Tập trung thông tin chi tiết sản phẩm, đối chiếu. Và cung cấp thông tin sản phẩm chất lượng cao, đáng tin cậy cho tất cả các bên liên quan.
6. Lý do nên lựa chọn UCC Việt Nam làm đơn tư vấn công bố Mỹ phẩm
Tóm lại, Công bố mỹ phẩm là thủ tục hành chính bắt buộc trước khi đưa mỹ phẩm ra thị trường. Các doanh nghiệp mỹ phẩm cần nắm rõ những quy định pháp luật để thực hiện đúng thủ tục, tránh những rủi ro pháp lý không đáng có. UCC Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp hiểu rõ các quy định pháp luật hiện hành. Chúng tôi cam hết với quý khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại UCC, bạn sẽ được cung cấp:
– Quy trình công bố minh bạch và rõ ràng giúp khách hàng dễ theo dõi và cập nhật hồ sơ.
– Chi phí dịch vụ tối ưu tại UCC có hỗ trợ trọn gói cho các khách hàng.
– Hỗ trợ tư vấn pháp lý liên quan đến sản phẩm mỹ phẩm.
– Dịch vụ sau công bố đầy đủ và chu đáo. Hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh sau công bố.
✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng Nhận FDA Mỹ Phẩm - Lợi ích và quy trình cấp chứng nhận
Tin tức liên quan