LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ DỊCH VỤ |
Chứng nhận FDA thực phẩm- Con đường duy nhất vào thị trường Mỹ
Mỹ là thị trường tiềm năng với nhu cầu sử dụng thực phẩm lớn. Thực phẩm Châu Á nói chung và thực phẩm Việt Nam nói riêng đang dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng tại Mỹ. Các doanh nghiệp thực phẩm trong nước nên nắm bắt cơ hội để có thể mở rộng thị trường đến cường quốc có doanh thu tỷ đô này. Để có thể thâm nhập vào thị trường thực phẩm tại Mỹ. Chứng nhận FDA thực phẩm là con đường duy nhất mà các doanh nghiệp thực phẩm cần đi.
Vậy chứng nhận FDA thực phẩm là gì? Làm thế nào để có thể đạt được chứng nhận này? UCC Việt Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu và có chứng nhận một cách nhanh chóng.
1. Chứng nhận FDA thực phẩm là gì?
Chứng nhận FDA thực phẩm là một giấy chứng nhận thường được cấp bởi Đại diện Hoa Kỳ (US Agent) nhằm xác nhận doanh nghiệp đã đăng ký cơ sở thực phẩm thành công với FDA. Điều này thể hiện việc doanh nghiệp đã có đủ điều kiện để bán sản phẩm thực phẩm một cách hợp pháp tại Hoa Kỳ.
Khi đó, các sản phẩm của doanh nghiệp cần tuân thủ đúng các quy định về an toàn thực phẩm được quy định trong Đạo luật FSMA (Đạo luật Hiện đại hoá An toàn Thực phẩm). Tương tự như các sản phẩm thực phẩm được sản xuất trong lãnh thổ Mỹ. Và đồng thời các sản phẩm của họ cũng được FDA bảo hộ tương tự như sản phẩm trong nước.
2. Vì sao cần đăng ký FDA thực phẩm
2.1 Quy định của FDA
FDA – Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ là một trong những cơ quan thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. Cơ quan này có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng cách đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng của các sản phẩm.
Đăng ký cơ sở thực phẩm (FFR – Food Facility Registration) hay còn có tên khác là “Đăng ký FDA – FDA registration” là quy trình bắt buộc nếu muốn xuất khẩu sang Hoa Kỳ đối với các cơ sở sản xuất, kho bãi, chế biến, nhập khẩu thực phẩm, thức uống, bao gồm cả thức ăn chăn nuôi hay cả thực phẩm chức năng do Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa kỳ (FDA) quản lý.
Vì vậy, sản phẩm thực phẩm muốn được bán tại thị trường Mỹ thì yêu cầu đầu tiên và bắt buộc là phải đăng ký cơ sở và có chứng nhận FDA thực phẩm.
2.2 Các cơ sở thực phẩm nào cần có chứng nhận FDA
Theo quy định của Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), các sản phẩm thực phẩm, thức uống, thực phẩm bổ sung và thức ăn chăn nuôi muốn xuất khẩu sang Hoa Kỳ đều phải đăng ký với FDA và đáp ứng các tiêu chuẩn một cách an toàn nghiêm ngặt.
Dưới đây là danh mục các sản phẩm phải đăng ký chứng nhận FDA thực phẩm:
- Thực phẩm bổ sung;
- Thực phẩm cho người ăn kiêng;
- Sữa bột cho trẻ sơ sinh;
- Đồ uống( bao gồm đồ uống có cồn và đồ uống đóng chai);
- Trái cây và rau tươi;
- Hàng nông sản thô dùng làm thực phẩm hoặc thành phần của thực phẩm: trà, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, lúa gạo,…
- Thực phẩm chế biến (đồ hộp, đông lạnh, sấy khô): trái cây đông lạnh, rau củ quả sấy khô,…
- Các loại bánh, đồ ăn nhẹ và kẹo( bao gồm cả kẹo cao su);
- Các sản phẩm từ thịt động vật, hải sản: pate đóng hộp, tôm đông lạnh,…
3. Lợi ích khi có chứng nhận FDA thực phẩm
3.1. Lợi ích đối với doanh nghiệp
Nâng cao niềm tin:
Chứng nhận FDA cho thấy sản phẩm đã được đăng ký xuất khẩu theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Vì Hoa Kỳ là một trong những thị trường khắt khe nhất thế giới. Điều này giúp nâng cao niềm tin người tiêu dùng vào sản phẩm.
Mở rộng thị trường:
Chứng nhận FDA giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường Hoa Kỳ và các thị trường khác trên thế giới. Nhiều quốc gia yêu cầu hoặc ưu tiên sản phẩm có chứng nhận FDA khi nhập khẩu. Chứng nhận FDA giúp doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt cho các sản phẩm cạnh tranh. Doanh nghiệp có chứng nhận FDA sẽ có lợi thế cạnh tranh trong công việc thu hút khách hàng và nhà đầu tư.
Tăng doanh số tiêu thụ:
Người dùng có xu hướng tin tưởng và lựa chọn mua thực phẩm của những doanh nghiệp uy tín và có chứng nhận FDA.
3.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng
Đảm bảo an toàn:
Sau khi có chứng nhận FDA, doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm của họ là an toàn cho sưc khoẻ người tiêu dùng. Nếu không, họ sẽ phải đối mặt với các án phạt, cảnh báo và thu hồi sản phẩm từ FDA. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải chịu những tổn thất lớn và có thể không được bán hàng tại thị trường Mỹ nữa.
Minh bạch thông tin:
Chứng nhận FDA yêu cầu các doanh nghiệp phải cung cấp thông tin rõ ràng. Bao gồm nguồn gốc, thành phần và quy trình sản xuất sản phẩm. Điều này giúp người tiêu dùng đưa ra lựa chọn sáng suốt khi mua thực phẩm.
4. Quy trình đăng ký FDA tại UCC Việt Nam
Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu và tư vấn sơ bộ
Tìm hiểu về nhu cầu thực tế của khách hàng;
Tìm hiểu về sản phẩm và đưa ra tư vấn các yêu cầu của FDA cho từng sản phẩm.
Bước 2: Lên kế hoạch chi tiết và ký hợp đồng
Lên kết hoạch chi tiết về thời gian và chi phí đăng ký chứng nhận FDA thực phẩm cho doanh nghiệp. Thời gian đăng ký có thể từ 5-15 ngày tuỳ thuộc và hồ sơ doanh nghiệp cung cấp.
Ký hợp đồng theo điều khoản thoả thuận giữa hai bên.
Bước 3: Đăng ký số DUNS định danh doanh nghiệp
Mã số DUNS là mã định danh doanh nghiệp duy nhất được FDA chấp nhận cho tới thời điểm hiện tại. UCC Việt Nam hỗ trợ đang ký và cập nhật mã số DUNS miễn phí cho doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ đăng ký FDA thực phẩm.
✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Mã số DUNS là gì? chìa khóa mở cửa cho các giao dịch quốc tế
Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ và đăng ký cơ sở thực phẩm với FDA
Chuẩn bị các hồ sơ và tại liệu cần thiết theo đúng quy định;
Đăng ký cơ sở thực phẩm với FDA
Bước 5: Tiếp nhận mã số FDA và chứng nhận FDA thực phẩm
FDA sẽ xem xét hồ sơ đăng ký của bạn và có thể yêu cầu thêm thông tin.
Sau khi được phê duyệt, bạn sẽ nhận được thông báo đăng ký từ FDA. Sau đó bạn sẽ được cấp chứng nhận FDA từ đại diện Hoa Kỳ của UCC Việt Nam.
5. Tổng kết
Đăng ký FDA thực phẩm là con đường duy nhất để có thể bán thực phẩm hợp pháp tại thị trường Mỹ. UCC Việt Nam là đại diện Hoa Kỳ trực tiếp giúp doanh nghiệp đăng ký cơ sở FDA thực phẩm trong thời gian ngắn với chi phí hợp lý. Khi đăng ký FDA thực phẩm tại UCC Việt Nam, doanh nghiệp có thể nhận được:
- Tư vấn miễn phí các quy định
- Thời gian đăng ký nhanh chóng chỉ từ 3-5 ngày
- Chi phí hợp lý, không phát sinh
- Nhận chứng nhận miễn phí
- Dịch vụ trọn gói: Tư vấn nhãn thực phẩm, Tư vấn tuân thủ FSMA, Kiểm nghiệm bảng Nutrition Facts, Khai báo trước Prior Notice
- Dịch vụ sau đăng ký: Miễn phí khai báo Prior Notice cho 3 lô hàng đầu tiên, Cập nhật thông tin đăng ký trong thời hạn hợp đồng
Liên hệ ngay với UCC Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ!
Tin tức liên quan