LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ DỊCH VỤ |
Chứng nhận ISO 9001 - Quy trình đăng ký chứng nhận mới nhất 2024
Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, quản lý chất lượng sản phẩm là yếu tố để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Chứng nhận ISO 9001 là một trong những chứng nhận giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này. Vậy “Chứng nhận ISO 9001” là gì mà lại quan trọng đến vậy? Làm thế nào để có được chứng nhận này? Hãy cùng UCC Việt Nam tìm hiểu ngay!
1. Mở đầu
1.1 ISO 9001 là gì?
ISO 9001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng. Được hình thành và phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO. Trong số các tiêu chuẩn ISO, ISO 9001 là một trong những tiêu chuẩn phổ biến nhất. Đề ra các tiêu chí để xác định nguyên tắc quản lý chất lượng.
Chứng nhận ISO 9001 là minh chứng cho tổ chức hoặc doanh nghiệp đã thiết lập, triển khai và duy trì hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế được đặt ra trong ISO 9001.
1.2 Hệ thống các tiêu chuẩn ISO
- Tiêu chuẩn ISO 9000: Hệ thống quản lý chất lượng
- Tiêu chuẩn ISO 14000: Hệ thống quản lý môi trường
- Tiêu chuẩn ISO 22000: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
- Tiêu chuẩn ISO 27000: Hệ thống quản lý an ninh thông tin
- Tiêu chuẩn ISO 45001: Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Hướng dẫn chi tiết Chứng nhận ISO 22000
1.3 Phạm vi áp dụng
– Áp dụng cho tất cả các tổ chức/ doanh nghiệp muốn đăng ký
Tiêu chuẩn ISO 9001 áp dụng cho kỳ tổ chức nào, bất kể loại hình, quy mô hay lĩnh vực hoạt động đều có thể áp dụng tiêu chuẩn này để nâng cao chất lượng sản phẩm.
– Áp dụng cho mọi loại hình, quy mô hoặc sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức đó cung cấp
Bất kể tổ chức sản xuất sản phẩm gì hay cung cấp dịch vụ gì, đều có thể áp dụng ISO 9001 để cải thiện hệ thống quản lý chất lượng của mình.
1.4 Mục đích khi đăng ký chứng nhận ISO
Tiêu chuẩn ISO 9001 được ban hành nhằm mục đích nâng cao sự hài lòng của khách hàng thông qua việc áp dụng hiệu quả hệ thống, bao gồm:
– Các quá trình cải tiến hệ thống để đảm bảo sự phù hợp với khách hàng
– Những yêu cầu về luật định và quy định hiện hành
2. Tìm hiểu các thông tin liên quan đến tiêu chuẩn ISO 9001
2.1 Lợi ích khi đăng ký chứng nhận ISO 9001
Đối với doanh nghiệp
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 giúp doanh nghiệp thiết lập quy trình làm việc rõ ràng, hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
- Giảm thiểu rủi ro
ISO 9001 giúp doanh nghiệp xác định và quản lý các rủi ro liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó giảm thiểu thiệt hại do các sự cố bất ngờ gây ra.
- Tạo môi trường làm việc thoải mái, năng động
ISO 9001 giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, khoa học, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công việc của nhân viên.
- Thu hút đầu tư
Các nhà đầu tư thường ưu tiên lựa chọn những doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng tốt, việc áp dụng ISO 9001 giúp doanh nghiệp thu hút đầu tư hiệu quả hơn.
Đối với khách hàng
- Khách hàng an tâm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
- Đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng
- Đảm bảo sự hài lòng và tin cậy đối với sản phẩm, dịch vụ
2.2 Các yêu cầu để đạt chứng nhận ISO 9001
Yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 đối với việc xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả bao gồm:
- Quản lý và ghi chép tài liệu
- Thiết lập và duy trì các quy trình và hướng dẫn làm việc
- Thu thập, phản hồi thông tin từ khách hàng
- Quản lý và lưu trữ cơ sở dữ liệu khách hàng
- Kiểm tra, đánh giá và nâng cao hiệu suất quy trình làm việc liên tục
- Thiết lập và duy trì hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cố và cải thiện hiệu suất
- Đảm bảo đào tạo và hiểu biết của nhân viên về quy trình và hướng dẫn của hệ thống quản lý chất lượng.
2.3 Quy trình đăng ký chứng chỉ ISO 9001
Bước 1: Tiếp xúc và tư vấn thủ tục chứng nhận
Doanh nghiệp liên hệ với tổ chức chứng nhận để tìm hiểu về quy trình cấp chứng nhận và các yêu cầu cần thiết.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký chứng nhận
Doanh nghiệp gửi đơn đăng ký chứng nhận cho tổ chức cùng với các tài liệu liên quan. Tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá hồ sơ của doanh nghiệp để đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu ban đầu của tiêu chuẩn ISO 9001.
Bước 3: Đánh giá ban đầu
Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá tài liệu của doanh nghiệp để đảm bảo rằng hệ thống quản lý của doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001.
Bước 4: Đánh giá chính thức
Tổ chức sẽ cử chuyên gia đánh giá đến kiểm tra cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để đánh giá hệ thống quản lý đang hoạt động.
Bước 5: Phát hiện và khắc phục các sai sót
Nếu phát hiện ra bất kỳ sai sót nào trong quá trình đánh giá, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục.
Bước 6: Cấp chứng nhận
Sau khi đánh giá xong nếu doanh nghiệp đáp ứng tất cả các yêu cầu của chứng nhận ISO 9001. Tổ chứng chứng nhận sẽ cấp chứng nhận cho doanh nghiệp.
Bước 7: Kiểm tra và giám sát định kỳ
Tổ chức sẽ tiến hành đánh giá định kỳ mỗi năm một lần để đảm bảo doanh nghiệp vẫn đang tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001.
Bước 8: Tái cấp chứng nhận
Sau khi hết hạn chứng nhận, doanh nghiệp nộp đơn xin tái cấp chứng nhận.
3. Lý do nên chọn UCC Việt Nam để tư vấn chứng nhận ISO 9001
✔ Là tổ chức uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn chứng nhận ISO 9001.
✔ Chi phí hợp lý – Tiết kiệm thời gian
✔ Cung cấp các dịch vụ tư vấn, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng
✔ Quy trình tư vấn chứng nhận chuyên nghiệp, bài bản giúp doanh nghiệp thuận lợi vượt qua các đợt kiểm tra của đơn vị chứng nhận
✔ UCC Việt Nam cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau chứng nhận ISO 9001 cho doanh nghiệp
Tin tức liên quan