Đăng ký FCE và SID : Mở cửa xuất khẩu thực phẩm đóng hộp

Đăng ký FCE và SID là yêu cầu bắt buộc của FDA đối với cơ sở sản xuất thực phẩm đóng hộp. Việc này cần được tiến hành sau ki đăng ký cơ sở thực phẩm với FDA. FCE và SID là gì? Cơ sở nào cần đăng ký? Cùng UCC Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đăng ký FCE và SID
Đăng ký FCE và SID

1. FCE và SID là gì?

Sau khi doanh nghiệp đăng ký cơ sở thực phẩm với FDA. Các cơ sở chế biến thực phẩm đóng lon, đóng hộp muốn đưa sản phẩm vào thị trường Mỹ thì cần đăng ký thêm số FCE và SID. Nếu coi FCE là điều kiện cần thì SID chính là điều kiện đủ.

FCE và SID là gì?
FCE và SID là gì?

FCE (Food Canning Establishment) là mã số cơ sở thực phẩm đóng hộp. Tất cả các cơ sở chế biến thực phẩm đóng hộp bắt buộc phải đăng ký số FCE với FDA. Điều này nhằm giúp xác nhận sự hiện diện thực tế của cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói.

SID (Scheduled Identifier) là mã định danh quy trình sản xuất các sản phẩm đóng hộp. Mã số này cho phép FDA nhận diện nhanh chóng và chính xác quy trình sản xuất của từng sản phẩm, từ đó chấp nhận sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Mỹ.

2. Ai? Khi nào cần đăng ký FCE và SID?

2.1 Khi nào cần đăng ký FCE và SID?

Doanh nghiệp của bạn cần phải đăng ký số FCE và SID khi bạn là cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm acid hóa (Acidified foods) hoặc thực phẩm acid thấp (Low acid canned foods). Các doanh nghiệp thương mại không có quyền cũng như trách nhiệm đăng ký FCE và SID.

Cơ sở đóng hộp cần đăng ký mã FCE không trễ hơn 10 ngày kể từ khi bắt đầu tham gia vào việc sản xuất, chế biến, đóng gói thực phẩm. Đăng ký mã SID không trễ hơn 60 ngày kể từ khi khi đăng ký FCE và trước khi đóng gói sản phẩm.

UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp

2.2 Các sản phẩm cần đăng ký FCE và SID

Mô tả sản phẩm Mã ngành Phân loại sản phẩm
Sản phẩm mì ống và mì 04 C
Sữa, bơ và các sản phẩm sữa khô 09 C,D,E,F,G,Y
Phô mai và các sản phẩm phô mai 12 B,C,Y
Kem và sản phẩm liên quan 13 G
Sản phẩm sữa thay thế và sản phẩm giả sữa 14 All
Trứng và sản phẩm từ trứng 15 All but A
Sản phẩm Thủy hải sản 16 All
Sản phẩm Protein thực vật (Thịt mô phỏng) 18 All
Trái cây và sản phẩm từ trái cây (Giới hạn ở bơ, chuối, ô liu đen, trái cây lạ, ổi, dưa, đu đủ và các loại trái cây có hàm lượng axit thấp khác) 20-22 All
Quả hạch và hạt ăn được 23 D,E,F,Y
Rau và sản phẩm từ rau (Không bao gồm cà chua có hàm lượng axit cao, dưa cải bắp, dưa muối lên men) 24-25 All
Nước sốt và gia vị (ví dụ: ớt, bột nhuyễn, tương ớt, sốt tiêu, v.v.) 27 Y
Nước giải khát, nước ép (Chuối, sô cô la, dừa và các loại đồ uống có hàm lượng axit thấp khác) 29 A,Y
Dung dịch nước cốt, nước cô đặc và mật hoa (Chuối, dừa và các sản phẩm có hàm lượng axit thấp khác) 30 B,G,K,P,Y
Cà phê và trà (chỉ chất lỏng) 31 A,E,K,P
Sô cô la và các sản phẩm từ ca cao 34 H,J,Y
Chất làm ngọt thực phẩm (siro và mật đường, chất tương tự siro, mật đường, mật ong) 36 B,D,Y
Súp 38 All
Sản phẩm Salad chế biến sẵn 39 All
Sản phẩm thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 40 All but X
Thực phẩm ăn kiêng thông thường và thực phẩm thay thế bữa ăn 41 All

3. Thế nào là thực phẩm acid hoá và thực phẩm acid thấp?

Như đã nêu ở trên, chỉ có các cơ sở sản xuất, chế biến hoặc đóng hộp sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm acid hóa hoặc thực phẩm acid thấp mới cần đăng ký FCE và SID. Vậy thế nào là thực phẩm acid hoá và thế nào là thực phẩm acid thấp?

Thực phẩm acid hoá (Acidified foods) là những thực phẩm được thêm acid hoặc các thực phẩm khác chứa acid vào trong quá trình chế biến, đóng hộp. Các sản phẩm được quy vào nhóm này thường có độ pH cân bằng cuối cùng không lớn hơn 4.6 và hoạt độ nước (aw) cho giá trị lớn hơn 0.85. Các sản phẩm có thể kể đến như các loại đậu, dưa chuột, cà rốt, bắp, … được đóng lon, đóng hộp.

Thực phẩm acid thấp (Low acid canned foods) là những thực phẩm đóng hộp, đóng lon có độ pH cuối cùng lớn hơn 4.6 và hoạt độ nước (aw) cho giá trị lớn hơn 0.85. Tuy nhiên, cà chua và các sản phẩm được làm từ cà chua là ngoại lệ và không được xếp vào nhóm này.

Lưu ý: Các sản phẩm như đồ uống có gas, có cồn, các phụ gia thực phẩm, các sản phẩm mứt, thạch, nước sốt, các sản phẩm được bảo quản và phân phối ở điều kiện đông lạnh, thực phẩm lên men không thuộc thực phẩm acid hoá và acid thấp.

 

Thế nào là thực phẩm acid hoá và acid thấp
Thế nào là thực phẩm acid hoá và acid thấp


4. Đăng ký FCE & SID tại UCC Việt Nam

UCC Việt Nam cung cấp dịch vụ đăng ký FCE và SID với quy trình rõ ràng, thời gian được rút ngắn và chi phí tối ưu. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. UCC Việt Nam sẽ mang đến những tư vấn hữu ích và giá trị tốt nhất cho quý doanh nghiệp.

4.1 Quy trình đăng ký FCE

Mã số cơ sở chế biến thực phẩm đóng hộp là mã gồm 5 chữ số. Mỗi nhà máy sản xuất chỉ được cấp một mã FCE duy nhất. Quy trình đăng ký mã số FCE tại UCC Việt Nam gồm những bước sau:

Đầu tiên UCC Việt Nam sẽ tư vấn xác định doanh nghiệp và sản phẩm của bạn có thuộc đối tượng cần phải đăng ký FCE hay không. Tư vấn các quy định của FDA liên quan đến sản phẩm cần đăng ký.

Sau đó, chúng tôi cần doanh nghiệp của bạn cung cấp các thông tin:

  • Tên của cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói thực phẩm đóng hộp;
  • Địa chỉ cơ sở;
  • Số điện thoại, email và thông tin liên lạc của cơ sở;
  • Người đại diện pháp luật;
  • Danh sách các sản phẩm acid thấp và acid hoá tại cơ sở;
  • Các thông tin khác liên quan.

Sau khi doanh nghiệp đã cung cấp đầy đủ các thông tin. Chúng tôi sẽ hoàn thiện hồ sơ và tiến hành đăng ký với FDA. Thời gian thực hiện thông thường sẽ là 3-5 ngày nếu doanh nghiệp đã đăng ký FFR.

Quy trình đăng ký FCE
 Quy trình đăng ký FCE

4.2 Quy trình đăng ký SID

Sau khi đăng ký thành công và có mã số cơ sở chế biến thực phẩm. UCC Việt Nam sẽ tiến hành đăng ký số SID. Khác với FCE chỉ có một mã duy nhất đối với từng cơ sở, SID là mã số riêng biệt đối với từng sản phẩm. Các sản phẩm là cùng loại nhưng có các kích thước đóng gói khác nhau thì cũng phải đăng ký các mã SID khác nhau. Quy trình đăng ký cũng phức tạp và cần thời gian lâu hơn.

Các thông tin doanh nghiệp cần cung cấp bao gồm:

  • Thông tin chi tiết về quy trình sản xuất và chế biến sản phẩm;
  • Thông tin chi tiết về sản phẩm như bao bì, kích cỡ sản phẩm;
  • Các kết quả thử nghiệm, kiểm nghiệm liên quan đến quy trình sản xuất.

Các thông tin trên là riêng biệt đối với từng sản phẩm. Khi các hồ sơ liên quan đã cập nhật đầy đủ. Chúng tôi sẽ tiến hành hoàn tất hồ sơ và gửi thông tin đăng ký. Thời gian đăng ký sẽ phụ thuộc vào các thông tin doanh nghiệp cung cấp. Thông thường sẽ là 30-60 ngày nếu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ hồ sơ cần thiết và không có vấn đề phát sinh. Các thông tin càng chính xác và hợp lý càng dễ được FDA chấp thuận.
Quy trình đăng ký SID Quy trình đăng ký SID

4.3 Một số điều về đăng ký FCE và SID bạn cần biết

    • Cơ sở đóng hộp cần phải đăng ký mã số cơ sở thực phẩm FFR trước khi đăng ký FCE&SID.
    • Trụ sở chính không phải là đơn vị cần đăng ký FCE. Nhà xưởng trực tiếp sản xuất sản phẩm thực tế xuất khẩu vào Mỹ mới nơi cần phải đăng ký.
    • Các bên thương mại không cần thiết và cũng không được phép đăng ký FCE và SID.
    • Đối với sản phẩm gia công, đóng gói tại cơ sở khác thì việc đăng ký FCE là trách nhiệm của cơ sở gia công, đóng gói sản phẩm. Công ty phân phối không có trách nhiệm này.
    • Việc đăng ký FCE và SID khá mất thời gian. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký trước ngày dự kiến xuất khẩu ít nhất 3-4 tháng. Việc này giúp tránh tình trạng đến ngày xuất khẩu nhưng chưa hoàn tất đăng ký với FDA. Lúc này,  hàng hóa của bạn sẽ bị FDA giữ lại tại cảng.
    • Đối với từng loại sản phẩm, kể cả sản phẩm cùng loại nhưng có các kích thước đóng gói khác nhau sẽ phải đăng ký các mã SID riêng biệt.

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Dịch vụ đăng ký FDA Thực Phẩm: Hướng dẫn đầy đủ, mới nhất cho năm 2024

5. Vì sao bạn nên lựa chọn UCC Việt Nam?

UCC Việt Nam là văn phòng đại diện chính thức của UCC LLC – Có trụ ở chính tại Bellingham USA. Với kinh nghiệm làm việc cùng US FDA trong hơn 15 năm. UCC Việt Nam có chuyên môn trong việc xử lý các vấn đề pháp lý và liên lạc với FDA. Chúng tôi luôn đáp ứng và sẵn sàng giải quyết các yêu cầu pháp lý phức tạp từ FDA. Khách hàng sẽ được giải quyết kịp thời các sự cố  liên quan đến hàng hóa như bị cảnh báo, giữ hàng, trả hàng…tại cảng.

Bên cạnh đó, UCC Việt Nam cũng có mạng lưới đối tác trên toàn cầu để cung cấp dịch vụ tuân thủ pháp lý cho thị trường Mỹ, Châu Âu, Anh, Úc và Canada.

Liên hệ với chúng tôi
Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ ngay với UCC Việt Nam để dược tư vấn, hỗ trợ vấn đề liên quan đến FDA nhé!

UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ DỊCH VỤ

CÔNG TY TNHH UCC VIỆT NAM
Văn phòng TP.HCM: 401/30 Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, Tp.HCM.
Văn phòng Đà Nẵng: 188 Nguyễn Tri Phương, Chính Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Email: admin@ucc.com.vn
Liên hệ hotline: 036 790 8639 để được tư vấn và hỗ trợ 
UCC Việt Nam| Dịch vụ của chúng tôi- Giải pháp dành cho bạn!

Tin tức liên quan

26-07-2024

Chứng chỉ FDA- Hướng dẫn chi tiết từ A-Z

Chứng chỉ FDA là một yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Hoa Kỳ. Việc có chứng chỉ này không chỉ đảm bảo rằng sản phẩm của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng mà còn tăng cường uy [...]

23-07-2024

Cấp chứng nhận FDA- Quy trình chi tiết và lợi ích mang lại

Cấp chứng nhận FDA là một quy trình phức tạp được thực hiện bởi một tổ chức uy tín và hiểu rõ các quy định của FDA. Vậy quy trình này phức tạp như thế nào? Tổ chức nào có thể cấp chứng nhận FDA? 1. FDA là gì? FDA là một cơ quan chính [...]

20-05-2024

Chứng nhận FDA pate đóng hộp - Đăng ký nhanh gọn

Chứng nhận FDA pate đóng hộp là chứng nhận quan trọng cần có để xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường Mỹ. Bạn đang tìm kiếm các thông tin về xuất khẩu pate sang Mỹ? Cùng UCC Việt Nam tìm hiểu quy trình đăng ký FDA và các thủ tục cần có để thuận [...]

15-04-2024

Chứng nhận FDA yến sào - hành trình vào thị trường Mỹ

Yến sào hay Tổ yến là một loại thực phẩm quý hiếm và có giá trị dinh dưỡng cao. Ở một số nước phương Đông xếp yến sào vào hàng “bát trân”. Vào thời kỳ phong kiến, chỉ có vua chúa và giới quý tộc mới có thể sử dụng. Ngày nay, các sản phẩm làm ...