Các cảnh báo nhập khẩu hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thị trường Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu rộng lớn của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên để có thể nhập khẩu được, các doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định và cảnh báo nhập khẩu của Hoa Kỳ. Bài viết này UCC Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn danh sách 40 cảnh báo nhập khẩu cho hàng Việt Nam. Mà các doanh nghiệp ở Việt Nam cần nắm vững để tối ưu hóa cơ hội thành công. Và tránh những rủi ro pháp lý không đáng có khi nhập khẩu hàng tại thị trường Hoa Kỳ.

40 Cảnh báo nhập khẩu cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ
40 Cảnh báo nhập khẩu cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

1. Cảnh báo nhập khẩu là gì?

Cảnh báo nhập khẩu (Import Alerts): hay còn được gọi là danh sách giam giữ tự động của FDA. Các cảnh báo được đưa ra cho các công ty hoặc các quốc gia. Khi bị FDA phát hiện ra việc các lô hàng xuất khẩu bị vi phạm. Được FDA sử dụng để thông báo cho các Văn phòng địa phương, các nhân viên kiểm tra rằng một nhà sản xuất hoặc một sản phẩm của công ty họ. Có thể vi phạm Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm, Mỹ phẩm do FDA ban hành.

DWPE là Tạm giữ mà không cần kiểm tra thực tế. Đây là biện pháp do Cục Quản lý Thực phẩm Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp để quản lý việc nhập khảu hàng hoá vào Hoa Kỳ.

2. Các cảnh báo nhập khẩu hàng tại Việt Nam sang Hoa Kỳ theo nhóm ngành

2.1 Thực phẩm

Bao gồm các cảnh báo lỗi vi phạm do tiềm ẩn các mối nguy hoá học, sinh học, lỗi ghi nhãn hoặc không tuân thủ quy định của FDA.

Các cảnh báo nhập khẩu do mối nguy hoá học

Mã số cảnh báo

Tên cảnh báo nhập khẩu

23-14 Giữ lại mà không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thực phẩm do có độc tố nấm mốc
45-02 Giam giữ mà không cần kiểm tra thực tế và hướng dẫn thực phẩm có chứa màu sắc bất hợp pháp. Hoặc không được khai báo
45-07 Giam giữ không kiểm tra thực tế các sản phẩm thực phẩm. Bên trong có chứa chất làm ngọt bất hợp pháp không được khai báo
99-05 Giam giữ không kiểm tra thực tế nông sản thô để tìm thuốc trừ sâu
99-08 Giam giữ không kiểm tra thực tế thực phẩm dành cho người và động vật đã qua chế biến do thuốc trừ sâu
99-21 Giam giữ mà không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thực phẩm có chứa chất sunfit hóa. (Sulfur dioxide, natri sulfite, natri bisulfite,…) bổ sung không được khai báo
99-22 Giam giữ mà không kiểm tra thực tế các thực phẩm có chứa chất gây dị ứng thực phẩm chính.  Không được khai báo hoặc thực phẩm không dán nhãn đúng cách chất gây dị ứng thực phẩm chính

99-42

Giam giữ không kiểm tra vật lý thực phẩm do ô nhiễm kim loại nặng (nguyên tố độc tố)

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về 15 Cảnh báo nhập khẩu cho mặt hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

Các cảnh báo nhập khẩu do các nguyên nhân khác

Mã số cảnh báo

Tên cảnh báo nhập khẩu

21-07 “Giam giữ không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm me và me (tươi, đông lạnh hoặc đã chế biến). Từ tất cả các quốc gia và/hoặc nhà sản xuất do bẩn”
23-21 “Giam giữ mà không kiểm tra thực tế dừa do có ô nhiễm vi sinh vật”
31-03 “Giam giữ mà không kiểm tra các chất của Guanabana (Cây mãng cầu)”
36-04 “Tạm giữ không kiểm tra thể chất mật ong và siro hỗn hợp do dư lượng thuốc không an toàn”
71-04 “Giam giữ mà không kiểm tra thực tế các thực phẩm “
72-03 “Giam giữ mà không kiểm tra thực tế tai lợn. Và các món ăn dành cho vật nuôi khác do có vi khuẩn Salmonella”
99-19 “Giam giữ mà không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thực phẩm. Do sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella”
99-35 “Tạm giữ không kiểm tra vật lý sản phẩm tươi có chuẩn bị, đóng gói hoặc giữ trong điều kiện không vệ sinh”
99-37 “Tạm giữ không có kiểm tra chất đối với thực phẩm đóng hộp có độ axit thấp. Và thực phẩm có axit không có đăng ký FCE, SID”
99-38 “Tạm giữ không kiểm tra các chất đối với thực phẩm đóng hộp có độ axit thấp. Hoặc thực phẩm có axit do kiểm soát quy trình không đúng”
99-39 “Giam giữ mà không kiểm tra thực tế các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu có dấu hiệu ghi sai nhãn hiệu”
99-47 “Giam giữ mà không kiểm tra thực tế các sản phẩm thực phẩm. Dành cho con người có vẻ bị tạp nhiễm để thu lợi kinh tế”

Xem thêm thông tin chi tiết tại https://www.accessdata.fda.gov/cms_ia/country_VN.html 

2.2 Các cảnh báo nhập khẩu ngành dược phẩm

Nhóm ngành cảnh báo nhập khẩu
Nhóm ngành cảnh báo nhập khẩu

Cảnh báo nhập khẩu số 54-16. “Tạm giữ không kiểm tra các sản phẩm được tiếp thị dưới dạng thực phẩm. Bao gồm các sản phẩm được tiếp thị là thực phẩm bổ sung chứa hoạt tính dược phẩm”

Áp dụng cho thực phẩm bổ sung; thuốc mới chưa được phê duyệt; thuốc ghi sai nhãn hiệu mã.

Cảnh báo nhập khẩu số 66-41. “Giam giữ mà không kiểm tra thực tế các loại thuốc mới chưa được phê duyệt được quảng cáo ở Hoa Kỳ”

Áp dụng cho thuốc mới chưa được phê duyệt

Cảnh báo nhập khẩu số 66-79. “Giam giữ mà không kiểm tra thực tế thuốc từ các cơ sở nước ngoài từ chối kiểm tra của FDA”

Áp dụng cho các loại thuốc

2.3 Các cảnh báo nhập khẩu thiết bị y tế

Cảnh báo nhập khẩu 89-08. “Giam giữ mà không cần kiểm tra thực tế các thiết bị không có PMA hoặc IDE được phê duyệt. Và các thiết bị khác không tương đương về cơ bản hoặc không có 510(k)”

2.4 Các cảnh báo nhập khẩu mỹ phẩm

Cảnh báo nhập khẩu số 53-06. “Giam giữ mà không kiểm tra thực tế các mỹ phẩm bị pha tạp chất. Hoặc ghi sai nhãn hiệu do vi phạm phụ gia màu”

3. Kết luận

Trên đây là 40 cảnh báo nhập khẩu mới nhất cho hàng Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ. Đây là những thông tin vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp biết và tránh các lỗi tương tự. Từ đó chủ động trong việc tuân thủ và tránh gặp rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường này. Để tránh mắc các cảnh nhập khẩu đáng tiếc. Doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định của FDA khi xuất khẩu thực phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế sang thị trường Hoa Kỳ. Liên hệ ngay với chứng tôi qua Hotline 036 790 8639 để được tư vấn về các quy định.

Tin tức liên quan

16-08-2024

Sai phạm ghi nhãn mỹ phẩm thường gặp và cách khắc phục

Sai phạm ghi nhãn mỹ phẩm là vấn đề xảy ra phổ biến đối với các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ cần dịch nhãn tiếng Việt sang nhãn tiếng Anh là có thể bán tại thị trường Mỹ. Nhưng thật ra không phải, cơ quan quản [...]

26-07-2024

Chứng chỉ FDA- Hướng dẫn chi tiết từ A-Z

Chứng chỉ FDA là một yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Hoa Kỳ. Việc có chứng chỉ này không chỉ đảm bảo rằng sản phẩm của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng mà còn tăng cường uy [...]

23-05-2024

15 Cảnh báo nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ

Bạn đang muốn xuất khẩu thuỷ sản từ Việt Nam sang Hoa Kỳ? Bạn muốn tìm hiểu những nguyên nhân mà doanh nghiệp Việt Nam hay mắc phải dẫn đến bị triệu hồi, thu hồi sản phẩm để có sự chuẩn bị và phòng ngừa. Đừng lo lắng! Bài viết này UCC Việt Nam sẽ [...]

21-05-2024

Cảnh báo nhập khẩu- Nỗi sợ của doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

Cảnh báo nhập khẩu là sự nhắc nhở cũng như hình phạt của FDA đối với các doanh nghiệp hoặc quốc gia đã có những vi phạm trong quá trình nhập khẩu vào Mỹ. Vậy cảnh báo nhập khẩu là gì? Làm sao để doanh nghiệp tránh khỏi việc nhận cảnh báo này? Bài viết [...]

24-04-2024

Bảng Nutrition Facts và những thay đổi mới nhất của FDA

Bảng Nutrition Facts là một khái niệm còn khá xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Nhưng đối với thị trường Mỹ và một số quốc gia thì đây được xem là một trong những thông tin quan trọng và bắt buộc phải có trên nhãn sản phẩm. Nó giúp cung cấp các thông [...]