Chứng nhận ISO- Khẳng định vị thế số 1 của doanh nghiệp

Bạn đang tìm kiếm cách để nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp? Chứng nhận ISO chính là câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm. Trong thời đại toàn cầu hóa, việc sở hữu một chứng nhận ISO không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác quốc tế.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng nhận ISO là gì? Những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp, cũng như quy trình để đạt được chứng nhận này. Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về các tiêu chuẩn ISO phổ biến như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001 và hướng dẫn bạn lựa chọn đơn vị tư vấn phù hợp.

Chứng nhận ISO-Khẳng định vị thế của doanh nghiệp
Chứng nhận ISO-Khẳng định vị thế của doanh nghiệp

1. Chứng nhận ISO là gì?

ISO, viết tắt của International Organization for Standardization, là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Các tiêu chuẩn ISO đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, an toàn và tính nhất quán của sản phẩm, dịch vụ và hệ thống quản lý trên toàn cầu. Chứng nhận ISO là một chứng nhận quan trọng thể hiện việc doanh nghiệp đã tuân thủ và áp dụng một tiêu cuẩn ISO nhất định.

1.1. Lịch sử hình thành tổ chức ISO

Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức ISO
Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức ISO

– Năm 1947, ISO chính thức ra đời với 67 ủy ban kỹ thuật tại London

– Năm 1951, tiêu chuẩn ISO đầu tiên được công bố. Đó là ISO/R 1:1951. Kể từ đó, tiêu chuẩn này đã được cập nhật nhiều lần và hiện tại là ISO 1:2022.

– Năm 1960, ISO công bố tiêu chuẩn ISO 31 về đại lượng và đơn vị (sau này được thay thế bởi ISO 80000).

– Năm 1968, ISO công bố tiêu chuẩn đầu tiên về container vận tải.

– Năm 1971, ISO thành lập hai ủy ban kỹ thuật đầu tiên trong lĩnh vực môi trường: Chất lượng không khí và Chất lượng nước.

– Năm 1987, ISO công bố tiêu chuẩn quản lý chất lượng đầu tiên. Các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã trở thành một trong những tiêu chuẩn được biết đến nhiều nhất và bán chạy nhất.

– Năm 1995, trang web đầu tiên của ISO được ra đời. Năm năm sau, vào năm 2000, ISO bắt đầu bán các tiêu chuẩn của mình trực tuyến.

– Năm 1996, ISO ra mắt tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường, ISO 14001.

– Năm 2005, ủy ban kỹ thuật chung JTC1 của ISO và IEC ra mắt ISO/IEC 27001.

– Năm 2010, ra mắt ISO 26000. Tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên cung cấp hướng dẫn về trách nhiệm xã hội.

Cho đến nay, ISO đã ban hành hàng loạt những tiêu chuẩn nhằm nâng cao sản xuất, bảo vệ môi trường và đề cao trách nhiệm xã hội. Những tiêu chuẩn này ngày càng được phổ biến và áp dụng rộng rãi. Việc áp dụng và có chứng nhận ISO giúp doanh nghiệp tăng cường hội nhập quốc tế.

1.2. Một số tiêu chuẩn ISO phổ biến đang được áp dụng hiện nay

Các tiêu chuẩn ISO đang được áp dụng rộng rãi
Các tiêu chuẩn ISO đang được áp dụng rộng rãi

ISO 9001: tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (QMS)

ISO 14001: tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (EMS)

– ISO 45001: tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (OH&S)

ISO 27001: tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS)

ISO 22000: tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS)

ISO 13485: Dành cho các tổ chức sản xuất thiết bị y tế.

ISO 20000: tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý dịch vụ CNTT (ITSM)

ISO 50001: tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý năng lượng (EnMS)

ISO 26000: Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội của tổ chức.

2. Lợi ích của chứng nhận ISO

Chứng nhận ISO là một “tấm vé thông hành” giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm, dịch vụ, khả năng quản lý và uy tín của mình trên thị trường cả trong và ngoài nước. Việc đạt được chứng nhận ISO mang lại nhiều lợi ích thiết thực, bao gồm:

2.1. Đối với doanh nghiệp

Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Chứng nhận ISO giúp đảm bảo rằng các quy trình sản xuất và cung cấp dịch vụ tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế, từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Tăng cơ hội kinh doanh: Nhiều doanh nghiệp và tổ chức yêu cầu đối tác hoặc nhà cung cấp của họ phải có chứng nhận ISO. Do đó, việc đạt được chứng nhận ISO có thể mở rộng cơ hội kinh doanh và hợp tác.

Cải thiện hiệu quả hoạt động: ISO giúp doanh nghiệp xác định và tối ưu hóa các quy trình. Từ đó tăng cường hiệu quả hoạt động, giảm thiểu lãng phí và chi phí không cần thiết.

Tuân thủ pháp luật và quy định: Chứng nhận ISO giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế, giảm nguy cơ vi phạm và các hậu quả pháp lý.

–  Cải thiện quản lý rủi ro: ISO giúp doanh nghiệp xác định, đánh giá và quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Từ đó giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn và tăng cường khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.

Phát triển bền vững: Các tiêu chuẩn ISO tập trung vào quản lý môi trường và trách nhiệm xã hội. Giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Lợi ích nhận được khi áp dụng tiêu chuẩn ISO
Lợi ích nhận được khi áp dụng tiêu chuẩn ISO

2.2. Đối với khách hàng

Chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao hơn: Chứng nhận ISO đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng nhận được đều tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Giúp họ tin tưởng vào chất lượng và hiệu quả của sản phẩm.

Dễ dàng so sánh và lựa chọn: Chứng nhận ISO là một dấu hiệu nhận biết đáng tin cậy. Giúp khách hàng dễ dàng so sánh và lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ.

Tăng cường bảo vệ quyền lợi khách hàng: Chứng nhận ISO đảm bảo rằng các quy trình khiếu nại và xử lý vấn đề được thiết lập rõ ràng và hiệu quả. Giúp khách hàng bảo vệ quyền lợi của mình khi gặp vấn đề với sản phẩm hoặc dịch vụ.

3. Quy trình đạt chứng nhận ISO đối với doanh nghiệp

Quy trình áp dụng tiêu chuẩn ISO và xin chứng nhận ISO
Quy trình áp dụng tiêu chuẩn ISO và xin chứng nhận ISO

Bước 1: Lựa chọn tiêu chuẩn ISO phù hợp để áp dụng cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu muốn đạt được khi áp dụng tiêu chuẩn ISO. Ví dụ: nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, tuân thủ pháp luật…

Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp. Sẽ có những tiêu chuẩn ISO khác nhau (ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001…).

Bước 2: Xây dựng hệ thống quản lý phù hợp

Đánh giá hiện trạng của hệ thống quản lý hiện tại. Nhằm xác định những điểm mạnh, điểm yếu và các khoảng cách cần cải thiện.

Soạn thảo các tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý như: sổ tay chất lượng, quy trình làm việc, biểu mẫu…

Tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao nhận thức và kỹ năng cho nhân viên về tiêu chuẩn ISO và hệ thống quản lý mới.

Bước 3: Thực hiện hệ thống quản lý theo đúng quy trình đã xây dựng

Áp dụng các quy trình mới vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

Thực hiện việc kiểm soát và đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý thường xuyên để phát hiện và khắc phục các vấn đề.

Bước 4: Đăng ký chứng nhận ISO

Lựa chọn một tổ chức chứng nhận uy tín để đánh giá hệ thống quản lý của doanh nghiệp.

Tổ chức chứng nhận được chỉ định sẽ tiến hành đánh giá hệ thống quản lý của doanh nghiệp thông qua việc kiểm tra tài liệu, phỏng vấn nhân viên và kiểm tra thực tế.

Bước 5: Nhận chứng nhận ISO

– Nếu hệ thống quản lý của doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO. Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận.

4. Lựa chọn đơn vị tư vấn chứng nhận ISO

Quy trình để có thể đạt được chứng nhận ISO là một quy trình rất phức tạp. Đòi hỏi sự định hướng đúng ngay từ đầu của doanh nghiệp trong việc lựa chọn tiêu chuẩn ISO phù hợp để áp dụng. Đồng thời, cần có sự phối hợp nhịp nhàn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong khâu thực hiện các quy định.

Doanh nghiệp nên khởi đầu bằng việc lựa chọn một đơn vị tư vấn chứng nhận ISO uy tín, có nhiều kinh nghiệm để có thể hỗ trợ ngay từ đầu. Chọn được hướng đi đúng và có quy trình cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn và nhận chứng nhận ISO một cách dễ dàng hơn.

UCC Việt Nam tư vấn chứng nhận ISO nhanh chóng, chuyên nghiệp
UCC Việt Nam tư vấn chứng nhận ISO nhanh chóng, chuyên nghiệp

5. Kết luận

Áp dụng tiêu chuẩn ISO và có chứng nhận ISO sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc cải thiện hệ thống quản lý, tăng hiệu suất công việc và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tăng cường cơ hội hợp tác và nâng cao uy tín doanh nghiệp trên trường quốc tế.

Bạn đang loay hoay tìm cách xây dựng hệ thống ISO cho doanh nghiệp? Liên hệ ngay với UCC Việt Nam ngay hôm nay qua Hotline 036 790 8639 để được các chuyên gia tư vấn, lựa chọn tiêu chuẩn ISO phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Quy trình chi tiết để có chứng nhận ISO sớm nhất.

Tin tức liên quan

09-08-2024

Chứng nhận ISO 9001 là gì? Tất cả những gì bạn cần biết

Chứng nhận ISO 9001 là gì, bạn đã biết chưa? Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, việc sở hữu một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Điều này giúp đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và tối ưu hóa [...]

08-08-2024

Chứng nhận ISO 27001- Lá chắn bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp

Chứng nhận ISO 27001 là gì? Trong thời đại số, dữ liệu trở thành tài sản vô giá của mọi tổ chức. Tuy nhiên, cùng với đó là những mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng. Vậy làm thế nào để bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp của bạn một cách hiệu [...]

30-07-2024

7 Nguyên tắc 12 bước HACCP chi tiết từ A đến Z

7 nguyên tắc 12 bước HACCP ? Bạn đã bao giờ nghe đến HACCP chưa? HACCP là một hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm. Giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất đến khi tiêu thụ. Hôm nay, cùng UCC Việt Nam tìm hiểu về những nguyên tắc [...]

26-07-2024

Chứng chỉ FDA- Hướng dẫn chi tiết từ A-Z

Chứng chỉ FDA là một yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Hoa Kỳ. Việc có chứng chỉ này không chỉ đảm bảo rằng sản phẩm của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng mà còn tăng cường uy [...]

22-07-2024

Sự khác nhau giữa HACCP và ISO 22000

Sự khác nhau giữa HACCP và ISO 22000 ? Chúng đều là những tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Liệu bạn nắm rõ sự khác biệt giữa hai chứng nhận này hay chưa? Tuy nhiên, hai tiêu chuẩn này có một số điểm khác biệt. Cùng UCC Việt Nam tìm [...]