Chứng nhận Cruelty Free dệt may- Thời trang và sự nhân đạo
Với sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức bảo vệ quyền động vật. Các tín đồ thời trang cũng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm không có nguồn gốc động vật. Bắt kịp xu hướng này, Chứng nhận Cruelty Free trở thành một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp dệt may. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu chứng nhận Crelty Free dệt may là gì? Và làm thế nào doanh nghiệp có thể đạt được chứng nhận này nhé!
1. Chứng nhận Cruelty Free dệt may là gì?
Chứng nhận Cruelty Free dệt may là minh chứng rõ nhất cho việc một doanh nghiệp may mặc cam kết không sử dụng các nguyên liệu từ động vật và không tàn ác với động vật. Chứng nhận này sẽ được cấp bởi một tổ chức bảo vệ quyền động vật uy tín trên thế giới. Tổ chức càng lớn và có sức ảnh hưởng thì độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp với người tiêu cùng sẽ càng cao.
Chứng nhận sẽ được cấp sau khi doanh nghiệp hoàn thành đầy đủ yêu cầu của tổ chức chứng nhận. Nhằm xác thực rằng các sản phẩm của họ không được sản xuất từ nguyên liệu động vật và không tàn ác với động vật. Vì vậy, người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi mua các sản phẩm đã đạt được chứng nhận này. Và có thể chắc chắn rằng việc mua sản phẩm là một hành động ủng hộ việc bảo vệ động vật.
2. Các tiêu chuẩn Cruelty Free trong ngành dệt may
Trong ngành dệt may, chứng nhận Cruelty-Free đảm bảo rằng sản phẩm không sử dụng bất kỳ quy trình hay nguyên liệu nào liên quan đến sự đau đớn hoặc bóc lột động vật. Điều này không chỉ áp dụng cho việc thử nghiệm trên động vật. Mà còn liên quan đến việc sử dụng các nguyên liệu từ động vật. Các tiêu chí chính để nhận chứng nhận Cruelty-Free trong dệt may bao gồm:
- Không sử dụng lông thú: Các sản phẩm không được sử dụng lông thú tự nhiên từ động vật như lông cừu, lông thỏ, hay lông chồn.
- Không dùng da động vật: Điều này bao gồm các sản phẩm làm từ da bò, da cừu, da cá sấu, và các loại da khác.
- Không có len và lụa: Len và lụa là những vật liệu từ động vật (len từ cừu và lụa từ tằm), nên các sản phẩm chứa những vật liệu này không được xem là Cruelty-Free.
- Không có thử nghiệm trên động vật: Trong quá trình sản xuất, bao gồm cả việc xử lý hóa chất hoặc chất liệu dùng cho hàng dệt, không được thử nghiệm trên động vật.
3. Các sản phẩm dệt may có thể đạt chứng nhận Cruelty Free
Bất kỳ sản phẩm may mặc nào không sử dụng thành phần có nguồn gốc động vật hay không tàn ác với động vật đều có thể đạt chứng nhận Cruelty Free dệt may:
- Quần áo thời trang làm từ sợi thực vật như cotton, linen, hoặc các sợi tổng hợp.
- Túi xách, giày dép, và phụ kiện làm từ vật liệu thay thế như da tổng hợp (vegan leather).
- Các sản phẩm gia dụng như chăn, gối, rèm cửa làm từ sợi nhân tạo hoặc sợi thực vật.
4. Các tổ chức chứng nhận Cruelty Free dệt may và con dấu của họ
4.1 Animal Free Fashion
Animal Free Fashion là chứng nhận không tàn ác của Liên đoàn Chống Giải phẫu Động vật (LAV). Đây được xem là một mô hình này thú vị. Vì ngoài việc chứng nhận một thương hiệu/sản phẩm. Nó còn đánh giá cam kết của thương hiệu/sản phẩm đó bằng cách chấm điểm từ 1 đến 4. Những thương hiệu có điểm số càng cao thì mức độ ủng hộ với việc bảo vệ động vật càng lớn.
4.2 People for the Ethical Treatment of Animals (PETA)
PETA là tổ chức nổi tiếng nhất và được sử dụng trên toàn thế giới. People for the Ethical Treatment of Animals là một hiệp hội quốc tế bảo vệ động vật. Tổ chức này đã đấu tranh nhiều năm cho một thế giới không có sự tàn ác với động vật. Và cấp chứng nhận PETA cho nhiều lĩnh vực khác nhau, từ mỹ phẩm, thực phẩm đến ngành dệt may. Con dấu Cruelty Free của PETA đã được áp dụng bởi nhiều doanh nghiệp và có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu.
Chứng nhận Cruelty Free tại UCC Việt Nam được cấp bởi tổ chức bảo vệ động vật PETA. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và có chứng nhận nhanh chóng.
4.3 VeganOK
VeganOK thường được thấy trong ngành thực phẩm và ít được thấy trong ngành thời trang. Nhưng gần đây, chứng nhận này cũng đang ngày càng phổ biến trong ngành dệt may. VeganOK là một thương hiệu của Ý, nhưng hiện nay cũng rất phổ biến ở Châu Âu.
4.4 Fur Free
Fur Free là một chứng nhận khác của LAV. Nhưng phạm vi hoạt động của nó chỉ giới hạn ở việc sử dụng lông thú. Chúng ta có thể coi đây là một chiến dịch nâng cao nhận thức chống lại việc sử dụng lông thú trong thời trang.
5. Lợi ích từ chứng nhận Cruelty Free dệt may
Sản phẩm được chứng nhận Cruelty-Free giúp doanh nghiệp nổi bật so với các đối thủ. Con dấu này giúp tăng cường uy tín và niềm tin của khách hàng. Cho thấy cam kết của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ động vật và sản xuất bền vững.
Ngày càng nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ, lựa chọn mua sản phẩm không gây hại đến động vật. Doanh nghiệp có chứng nhận Cruelty-Free có thể thu hút và giữ chân nhóm khách hàng này. Tăng doanh thu và tạo ra lòng trung thành với thương hiệu.
Các thị trường châu Âu, Mỹ, và Úc có xu hướng ủng hộ các sản phẩm không tàn ác với động vật. Việc sở hữu chứng nhận Cruelty Free dệt may giúp doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập các thị trường này. Nơi mà các tiêu chuẩn về bảo vệ động vật và môi trường được đặt ở vị trí cao.
Sản xuất Cruelty-Free thường gắn liền với các quy trình thân thiện với môi trường. Sử dụng vật liệu không từ động vật và quy trình sản xuất ít gây ô nhiễm. Điều này phù hợp với xu hướng toàn cầu về phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR).
Nhiều nhà bán lẻ và thương hiệu yêu cầu các đối tác và nhà cung cấp của họ phải tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức. Bao gồm việc sản xuất không liên quan đến thử nghiệm hoặc bóc lột động vật. Chứng nhận Cruelty-Free mở ra cơ hội hợp tác với các thương hiệu có cùng giá trị và mở rộng kênh phân phối.
6. Tổng kết:
Chứng nhận Cruelty Free dệt may giúp doanh nghiệp may mặc ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng. Đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. UCC Việt Nam cung cấp dịch vụ Chứng nhận Cruelty Free cho các doanh nghiệp dệt may. Với chứng nhận Cruelty Free PETA được cấp bởi tổ chức PETA. Đây là tổ chức uy tín nhất về bảo vệ động vật và logo PETA có độ nhận diện toàn cầu. Các doanh nghiệp dệt may có thể tìm hiểu ngay về chứng nhận này qua hotline 036 790 8639. Để có thể nâng tầm thương hiệu và hướng đến tệp khách hàng đang ngày càng gia tăng.
Tin tức liên quan