Cảnh báo nhập khẩu- Nỗi sợ của doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

Cảnh báo nhập khẩu là sự nhắc nhở cũng như hình phạt của FDA đối với các doanh nghiệp hoặc quốc gia đã có những vi phạm trong quá trình nhập khẩu vào Mỹ. Vậy cảnh báo nhập khẩu là gì? Làm sao để doanh nghiệp tránh khỏi việc nhận cảnh báo này? Bài viết sau đây của UCC Việt Nam sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn.

Cảnh báo nhập khẩu là gì?
Cảnh báo nhập khẩu là gì?

1. Một số khái niệm cần biết

Một số khái niệm cần biết
Một số khái niệm cần biết

Cảnh báo nhập khẩu (Import Alerts): Còn được gọi là danh sách giam giữ tự động của FDA. Được đưa ra cho một công ty hoặc quốc gia khi FDA có bằng chứng trước đây về việc lô hàng bị vi phạm . Chúng được FDA sử dụng để thông báo cho các Văn phòng địa phương và các nhân viên kiểm tra và tuân thủ nhập khẩu của FDA rằng một nhà sản xuất nước ngoài và các sản phẩm của họ có thể vi phạm Đạo luật Thực phẩm Dược phẩm và Mỹ phẩm hoặc các quy định khác của FDA.

DWPE: Viết tắt của “Detention Without Physical Examination” (tạm giữ mà không cần kiểm tra thực tế). Đây là một biện pháp thực thi được sử dụng bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để quản lý việc nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ. Khi một sản phẩm hoặc nhà cung cấp bị đưa vào danh sách DWPE. Tất cả các lô hàng từ nhà cung cấp hoặc sản phẩm đó sẽ tự động bị tạm giữ khi đến cửa khẩu nhập cảnh Hoa Kỳ. Để được phép nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng lô hàng đó tuân thủ tất cả các quy định và tiêu chuẩn của FDA

2. Mục đích của cảnh báo nhập khẩu là gì?

Các cảnh báo giúp FDA:

  • Ngăn chặn việc phân phối các sản phẩm có khả năng vi phạm tại Hoa Kỳ;
  • Giải phóng nguồn lực của cơ quan quản lý để kiểm tra các lô hàng khác;
  • Đảm bảo rằng mọi khu vực tại Hoa Kỳ đều được bảo vệ đồng đều trước những nguy cơ và rủi ro từ hàng hóa nhập khẩu;
  • Đặt lại trách nhiệm cho nhà nhập khẩu để đảm bảo rằng các sản phẩm được nhập khẩu vào Hoa Kỳ tuân thủ luật pháp và quy định của FDA.

3. Các loại cảnh báo nhập khẩu

Các loại cảnh báo nhập khẩu phổ biến
Các loại cảnh báo nhập khẩu phổ biến

– Cảnh báo toàn quốc hoặc toàn khu vực: FDA có thể giữ lại mà không cần kiểm tra thực tế một số sản phẩm được phép nhập cảnh từ quốc gia hoặc khu vực được chỉ định.

Ví dụ:  Import Alerts số 12-03. “Giữ giữ mà không kiểm tra thực tế Phô mai mềm nhập khẩu và Phô mai chín mềm từ Pháp.”

– Nhà sản xuất hoặc sản phẩm cụ thể: FDA có thể giữ lại mà không cần kiểm tra thực tế một số sản phẩm từ các nhà sản xuất cụ thể.

Ví dụ: Import Alerts số 99-37. “Giữ hàng mà không cần kiểm tra thực tế đối với Thực phẩm đóng hộp có hàm lượng axit thấp và Thực phẩm đã được axit hóa mà không có quy trình theo quy định.”

– Người giao hàng: FDA có thể giữ lại mà không cần kiểm tra thực tế một số sản phẩm từ người giao hàng.

Ví dụ: Import Alerts số 16-105. “Giữ hàng mà không kiểm tra thực tế hải sản và các sản phẩm hải sản từ các nhà sản xuất/người gửi hàng cụ thể do sự phân hủy và/hoặc Histamine.”

– Cảnh báo toàn quốc/thế giới: FDA có thể giữ lại mà không cần kiểm tra thực tế một số sản phẩm từ tất cả các quốc gia bên ngoài Hoa Kỳ

Ví dụ: Import Alerts số 16-20. “Giam giữ mà không kiểm tra thực tế cá nóc.” Do có chứa chất độc Tetrodotoxin không thể loại bỏ bằng cách đông lạnh hay nấu chín.

4. Danh sách đỏ, xanh lá cây, vàng là gì?

Danh sách đỏ, vàng, xanh là là gì?
Danh sách đỏ, vàng, xanh là là gì?

4.1. Danh sách đỏ (Red list)

Hay còn được biết đến là danh sách đen (Black list). Các công ty, sản phẩm và/hoặc quốc gia có thể bị giam giữ mà không cần kiểm tra thực tế (DWPE) theo cảnh báo nhập khẩu. Để lô hàng được thông quan, nhà nhập khẩu phải tiến hành các hành động và nộp các hồ sơ liên quan chứng minh lô hàng an toàn và không chứa các nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khoẻ. Doanh nghiệp cần chú ý và tránh khỏi việc bị đưa vào danh sách này. Nếu không bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối trong quá trình xuất hàng đi Mỹ.

Những nguyên nhân dẫn đến công ty của bạn được đưa vào danh sách đỏ
  • FDA đã lấy mẫu sản phẩm của bạn và đã kiểm tra vi phạm về mầm bệnh
  • FDA đã lấy mẫu sản phẩm của bạn và sản phẩm đó có chứa chất tạo màu hoặc phụ gia thực phẩm bất hợp pháp
  • Sản phẩm của bạn chứa thuốc trừ sâu không được phép hoặc không đáp ứng mức độ cho phép
  • Doanh nghiệp nước ngoài bị FDA kiểm tra vi phạm
  • Công ty nước ngoài từ chối kiểm tra của FDA
  • Vi phạm quy định ghi nhãn

Ví dụ: Một loại thực phẩm trước đây được chứng minh là có chứa vi khuẩn chết người có thể gây bệnh do thực phẩm.

Cảnh báo số 16-20: Cá nóc chứa chất độc Tetrodotoxin

Cảnh báo số 16-07: Vây cá khô hoặc ngâm chua từ Thái Lan (Lỗi vi phạm vì dơ bẩn)

Cảnh báo 16-35: Tôm sống hoặc được nấu chín từ Ấn độ (lỗi dơ bẩn/ histamine/ Salmonella)

4.2. Danh sách xanh lá cây (Green list)

Các công ty, sản phẩm và/hoặc quốc gia đã đáp ứng các tiêu chí được miễn giam giữ mà không cần kiểm tra thực tế (DWPE) theo cảnh báo nhập khẩu.

Ví dụ: Import Alerts số 12-03 chỉ ra rằng. Tất cả các loại phô mai mềm từ Pháp đều phải chịu DWPE. Tuy nhiên, có một số loại pho mát mềm từ các công ty được miễn trừ dựa trên hướng dẫn trong cảnh báo này. Các hãng/sản phẩm được phép nhập khẩu đều nằm trong danh sách xanh của cảnh báo này.

4.3. Danh sách vàng (Yellow list)

Các công ty, sản phẩm và/hoặc quốc gia bị giám sát tăng cường. Hoặc các công ty có thể đã đáp ứng các vấn đề về GMP nhưng bản chất vi phạm có thể yêu cầu phải tiến hành kiểm tra thực địa sâu hơn đối với từng mục và/hoặc phân tích bổ sung.

Ví dụ: Import Alerts số 21-11 chỉ ra rằng tất cả các sản phẩm ackee. Ngoại trừ các công ty được liệt kê trong danh sách xanh đều phải tuân theo DWPE. Cảnh báo này bao gồm danh sách xanh và danh sách vàng.

5. Một số câu hỏi liên quan

Một số câu hỏi liên quan Import Alerts
Một số câu hỏi liên quan Import Alerts

5.1. Tìm danh sách cảnh báo nhập khẩu ở đâu?

Bạn có thể truy cập vào: https://www.fda.gov/industry/import-alerts/search-import-alerts . Sau đó nhập từ khoá, tên công ty, sản phẩm,… để tìm kiếm danh sách các cảnh báo nhập khẩu.

5.2. Khi nào FDA quyết định đưa ra cảnh báo nhập khẩu mới?

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra các cảnh báo nhập khẩu mới trong nhiều trường hợp khác nhau nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, an toàn sản phẩm và đảm bảo tuân thủ các quy định của Hoa Kỳ. Dưới đây là một số tình huống phổ biến khi FDA có thể ban hành các cảnh báo mới:

  • Phát hiện các vi phạm mới;
  • Có quá nhiều báo cáo sự cố từ người tiêu dùng;
  • Phát hiện các sai phạm trong quá trình kiểm tra và thanh tra;
  • Dữ liệu mới về các nguy cơ tiềm ẩn;

5.3. Ai sẽ chịu trách nhiệm đưa ra các cảnh báo nhập khẩu?

Thông tin vi phạm và khuyến nghị đưa vào cảnh báo nhập khẩu sẽ được chuyển đến Phòng Điều hành Nhập khẩu (DIO) của FDA và văn phòng Trung tâm liên quan, nếu có. DIO và có thể có các Trung tâm liên quan sẽ xác định liệu có đủ bằng chứng để thêm công ty/sản phẩm vào cảnh báo nhập khẩu hay không. Cảnh báo nhập khẩu phải trải qua quy trình phê duyệt của FDA trước khi thực hiện.

6. Tổng kết

Trên đây là thông tin khá đầy đủ về cảnh báo nhập khẩu. Các doanh nghiệp cần tuân thủ đúng các quy định của FDA để tránh phải nhận các cảnh báo này. Đặc biệt là tránh khỏi việc vào danh sách đỏ của FDA. UCC Việt Nam cam kết hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ các quy định của FDA. Giúp hạn chế đến mức thấp nhất việc doanh nghiệp phải nhận các cảnh báo của FDA. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục pháp lý liên quan đến FDA nhé.

UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp
.

Tin tức liên quan

16-08-2024

Sai phạm ghi nhãn mỹ phẩm thường gặp và cách khắc phục

Sai phạm ghi nhãn mỹ phẩm là vấn đề xảy ra phổ biến đối với các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ cần dịch nhãn tiếng Việt sang nhãn tiếng Anh là có thể bán tại thị trường Mỹ. Nhưng thật ra không phải, cơ quan quản [...]

28-05-2024

06 câu hỏi thường gặp trong quá trình kiểm tra cơ sở của FDA

Kiểm tra hay thanh tra cơ sở nước ngoài giúp FDA đảm bảo chất lượng các sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Có một vài câu hỏi từ các cơ sở nước ngoài về vấn đề này đã được FDA tổng hợp và thông báo với công chúng. Cùng tìm hiểu 06 câu hỏi [...]

23-05-2024

15 Cảnh báo nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ

Bạn đang muốn xuất khẩu thuỷ sản từ Việt Nam sang Hoa Kỳ? Bạn muốn tìm hiểu những nguyên nhân mà doanh nghiệp Việt Nam hay mắc phải dẫn đến bị triệu hồi, thu hồi sản phẩm để có sự chuẩn bị và phòng ngừa. Đừng lo lắng! Bài viết này UCC Việt Nam sẽ [...]

23-05-2024

Các cảnh báo nhập khẩu hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thị trường Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu rộng lớn của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên để có thể nhập khẩu được, các doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định và cảnh báo nhập khẩu của Hoa Kỳ. Bài viết này UCC Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn danh [...]