Chì trong thực phẩm và dụng cụ chứa thực phẩm

Chì là một kim loại độc tồn tại trong tự nhiên và có khả năng gây tổn hại cho hệ thần kinh. Kim loại chì mềm và có màu xám. Có khả năng cố định màu và tạo được nhiều màu sắc khác nhau nên được sử dụng nhiều trong ngành mỹ phẩm, pha sơn, tạo màu trong làm gốm,… Lượng chì trong thực phẩm sẽ đi trực tiếp vào cơ thể con người và tích tụ trong thời gian dài.  Nhiễm độc chì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Đặc biệt là ở trẻ em, việc tích tụ chì có thể gây nên các rối loạn về tạo máu và hệ thần kinh.

1. Chì trong thực phẩm

Kim loại chì có trong thực phẩm bằng cách nào?
Kim loại chì có trong thực phẩm bằng cách nào?

Chì tự do trong môi trường có thể được thực vật hấp thụ. Động vật ăn vào và đi vào chuỗi cung ứng thực phẩm của con người. Chì sẽ phổ biến hơn ở một số loại thực phẩm có khả năng hấp thụ chì cao. Và thực phẩm trồng ở khu vực môi trường có mức độ ô nhiễm chì lớn. Ngày nay, việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm chứa chì cũng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Đồng thời gia tăng việc thực phẩm bị nhiễm chì. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người trong tương lai nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả.

2. Chì trong dụng cụ chứa thực phẩm

Chì có khả năng tạo nhiều hợp chất có màu. Chính vì vậy mà có được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Chẳng hạn như sản xuất hộp nhựa, bao bì,… Đây là những vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Và cũng có khả năng làm thực phẩm bị nhiễm chì. Người tiêu dùng nên chú ý và có những lựa chọn sáng suốt để hạn chế các vận liệu tiếp xúc bị nhiễm chì có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

3. Ảnh hưởng của chì đối với sức khoẻ con người

Ảnh hưởng của chì đến sức khoẻ con người
Ảnh hưởng của chì đến sức khoẻ con người

Lượng chì tích tụ trong cơ thể con người chủ yếu thông qua quá trình ăn uống. Chì là kim loại độc và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và tình trạng sức khoẻ. Sự tác động của chì đến sức khoẻ do tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm chì sẽ khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như tuổi, thời gian sử dụng, số lượng và tần số tiếp xúc với chì trong thực phẩm. Sự tiếp xúc với các nguồn chì khác và việc sử dụng các thực phẩm có lợi cho sức khoẻ cũng ảnh hưởng đến các ảnh hưởng của chì đối với cơ thể.

Sự nhiễm độc chì ảnh hưởng đặc biệt đến quá trình phát triển não bộ của trẻ em. Mức độ phơi nhiễm chì cao trong giai đoạn thai kỳ hoặc ở những năm đầu đời có thể ảnh hưởng đến não bộ như khó khăn về học tập, phát triển hành vi và chỉ số IQ thấp. Sự tác động của chì đến trẻ em sẽ nhiều hơn do kích thước cơ thể nhỏ và quá trình trao đổi chất nhanh. Đối với người lớn, việc tích tụ chì trong thời gian dài có thể dẫn đến rối loạn chức năng thận, tăng huyết áp và ảnh hưởng tới thần kinh.

4. Quy định về giới hạn chì trong thực phẩm

4.1. Cơ sở pháp luật Việt Nam

Đứng trước việc tỉ lệ nhiễm độc chì ngày càng tăng. Bộ Y Tế đã ban hành QCVN 8-2:2011/BYT. Đây là bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định giới hạn của các kim loại nặng trong thực phẩm.

Theo đó, các nhà nhập khẩu, nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải tiến hành kiểm tra sản phẩm trước khi đưa ra thị trường và đảm bảo hàm lượng chì trong sản phẩm không vược quá giới hạn cho phép.

4.2. Giới hạn chì trong thực phẩm theo QCVN 8-2:2011/BYT

Giới hạn chì trong thực phẩm theo quy định Việt Nam
Giới hạn chì trong thực phẩm theo quy định Việt Nam

Theo QCVN 8-2:2011/BYT, mục II, khoảng 1. Quy định về giới hạn chì trong thực phẩm như sau:

Tên thực phẩm

Giới hạn tối đa

(mg/kg hoặc mg/l)

Các sản phẩm sữa bột (tính theo 1000ml sữa pha chuẩn theo HDSD) 0,02
Các sản phẩm sữa dạng lỏng 0,02
Các sản phẩm phomat 0,02
Các sản phẩm sữa đặc (tính theo 1000ml sữa pha chuẩn theo HDSD) 0,02
Các sản phẩm chất béo từ sữa và sữa lên men 0,02
Thịt trâu, bò, lợn, thịt gia cẩm 0,1
Phụ phẩm của trâu, lợn, bò, gia cẩm 0,5
Dầu và mỡ động vật 0,1
Bơ và dầu thực vật 0,1
Rau họ cải ( trừ cải xoăn) 0,3
Hành 0,1
Rau ăn quả (trừ nấm) 0,1
Rau ăn lá (trừ rau bina) 0,3
Rau họ đậu 0,2
Rau ăn củ và ăn rễ 0,1
Nấm 0,3
Ngũ cốc 0,2
Quả nhiệt đới 0,1
Quả mọng 0,2
Quả có múi, quả có hạt, quả họ táo, lê 0,1
Thạch và mứt quả 1,0
Rau khô, quả khô 2,0
Rau, quả đóng hộp 1,0
Chè và sản phẩm chè 2,0
Cà phê 2,0
Cacao và sản phẩm cacao 2,0
Gia vị, muối ăn 2,0
Đường tinh luyện 0,5
Mật ong 2,0
Thức ăn công thức cho trẻ dưới 36 tháng tuổi (chế biến theo HDSD) 0,02
Thực phẩm bổ sung 3,0
Nước ép rau quả 0,05
Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai 0,01
Rượu vang 0,2
Nước chấm 2,0
Giấm 0,5
Cơ thịt cá 0,3
Giáp xác (trừ phần thịt nâu của ghẹ, đầu và ngực tôm hùm và các loài giáp xác lớn) 0,5
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 1,5
Nhuyễn thể chân đầu (không bao gồm nội tạng) 1,0

4.3. Quy định của FDA- Mỹ

Giới hạn chì trong thực phẩm theo quy định của FDA Mỹ
Giới hạn chì trong thực phẩm theo quy định của FDA Mỹ

Không có quy định nào của FDA cho phép sử dụng chì làm chất phụ gia màu hoặc phụ gia thực phẩm, bao gồm cả thành phần của dụng cụ thực phẩm, dụng cụ nấu nướng hoặc bề mặt tiếp xúc với thực phẩm.

FDA đã thiết lập một số quy định về hàm lượng chì giới hạn trong thực phẩm và một số vật liệu tiếp xúc:

– Nước uống đóng chai: Giới hạn tối đa là 5ppb

– Nước uống cộng đồng: Giới hạn tối đa là 15ppb

– Nước ép trái cây: 30ppb đối với nước ép trái cây nói chung và 40ppb đối với nước ép nho.

– Thực phẩm dành cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh:

  • 10 phần tỷ (ppb) đối với trái cây, rau quả (không bao gồm các loại rau củ đơn thành phần). Hỗn hợp (bao gồm cả ngũ cốc và hỗn hợp làm từ thịt), sữa chua, sữa trứng/bánh pudding và các loại thịt đơn thành phần;
  • 20 ppb đối với rau củ (đơn thành phần); Và
  • 20 ppb đối với ngũ cốc khô dành cho trẻ sơ sinh.

– Kẹo được trẻ em sử dụng thường xuyên: Không quá 0,1ppm

Ngoài ra, FDA đã ban hành các cảnh báo nhập khẩu đối với các sản phẩm nhập khẩu nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm tại Mỹ có giới hạn chì trong mức cho phép. Ví dụ như:

5. Tổng kết

Để hạn chế tối đa lượng chì vào cơ thể qua thực phẩm. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất và cơ quan quản lý nhà nước.

Người tiêu dùng:

  • Cần lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Sử dụng đa dạng các nhóm thực phẩm.
  • Dùng các bao bì, hộp đựng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có thành phần nhựa an toàn cho sức khoẻ và được phép sử dụng để chứa đựng thực phẩm.

Nhà sản xuất:

  • Lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng. Kiểm soát nguyên liệu đầu vào không chứa các kim loại nặng đặc biệt là chì.
  • Đảm bảo giới hạn chì trong quá trình sản xuất. Từ giai đoạn sản xuất đến đóng gói thành phẩm.
  • Kiểm nghiệm sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Đảm bảo hàm lượng chì là tối thiểu và không vượt quá giới hạn.

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Dịch vụ thử nghiệm thực phẩm tại UCC Việt Nam

Trên đây là những thông tin cần biết về giới hạn chì trong thực phẩm. Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua Hotline 036 790 8639 email admin@ucc.com.vn để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!

Tin tức liên quan

28-05-2024

06 câu hỏi thường gặp trong quá trình kiểm tra cơ sở của FDA

Kiểm tra hay thanh tra cơ sở nước ngoài giúp FDA đảm bảo chất lượng các sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Có một vài câu hỏi từ các cơ sở nước ngoài về vấn đề này đã được FDA tổng hợp và thông báo với công chúng. Cùng tìm hiểu 06 câu hỏi [...]

23-05-2024

Các cảnh báo nhập khẩu hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thị trường Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu rộng lớn của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên để có thể nhập khẩu được, các doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định và cảnh báo nhập khẩu của Hoa Kỳ. Bài viết này UCC Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn danh [...]

21-05-2024

Cảnh báo nhập khẩu- Nỗi sợ của doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

Cảnh báo nhập khẩu là sự nhắc nhở cũng như hình phạt của FDA đối với các doanh nghiệp hoặc quốc gia đã có những vi phạm trong quá trình nhập khẩu vào Mỹ. Vậy cảnh báo nhập khẩu là gì? Làm sao để doanh nghiệp tránh khỏi việc nhận cảnh báo này? Bài viết [...]

21-05-2024

Biểu tượng an toàn thực phẩm: Giải mã các ký hiệu trên bao bì

Chắc hẳn đã hơn 1 lần bạn nhìn thấy các ký hiệu kì lại trên nhãn sản phẩm. Các ký hiệu này được gọi là biểu tượng an toàn thực phẩm. Mỗi biểu tượng này sẽ có một ý nghĩa riêng. Hãy cùng UCC Việt Nam tìm hiểu ý nghĩa đằng sau những biểu tượng [...]