Chứng nhận CE là gì? 3 lưu ý về CE

Chứng nhận CE là gì? Cách đăng ký tiêu chuẩn CE như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay tại bài viết dưới đây với những thông tin cập nhật mới nhất 2024.

1. Chứng nhận CE là gì?

CE là viết tắt của “Conformité Européenne”, nghĩa là phù hợp với tiêu chuẩn Châu Âu. Đây là dấu hiệu bắt buộc được dán trên sản phẩm để lưu thông tự do trong thị trường Châu Âu (EU).

Khi gắn nhãn hiệu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất đã chịu trách nhiệm đối với sản phẩm. Chứng mình rằng sản phẩm đã trải qua quy trình đánh giá, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định.

2. Sự thiết yếu của chứng nhận CE

Sở hữu dấu chứng nhận CE (Conformité Européenne) mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn. Mở ra cánh cửa đến với thị trường tiềm năng khổng lồ tại Châu Âu.

2.1. “Hộ chiếu” thông quan vào Liên Minh Châu Âu

Dấu CE là yêu cầu bắt buộc để sản phẩm được lưu thông tự do trong EU với 27 quốc gia thành viên. Nhờ có dấu CE, doanh nghiệp không còn gặp rào cản về thủ tục hành chính. Đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí cho hoạt động xuất khẩu.

2.2. Tự do di chuyển trong Khu vực Kinh tế Châu Âu

Dấu CE không chỉ mở ra thị trường EU mà còn cho phép sản phẩm di chuyển dễ dàng trong EEA. Bao gồm 30 quốc gia, với hơn 500 triệu người tiêu dùng. Đây là cơ hội to lớn để doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới, mở rộng phân khúc khách hàng tiềm năng.

2.3. Xây dựng uy tín thương hiệu sản phẩm

Dấu CE là minh chứng cho sự tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe của Châu Âu. Khi sở hữu dấu CE, doanh nghiệp sẽ ghi điểm trong mắt khách hàng, khẳng định vị thế thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng cao.

2.4. Phát huy khả năng cạnh tranh với đối thủ trên thị trường

Với dấu CE, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm không có CE. Khách hàng EU ưu tiên lựa chọn sản phẩm có dấu CE, đảm bảo an toàn và chất lượng.

2.5. Mở rộng thị trường kinh doanh 

Với thị trường rộng mở tại EU, EEA, doanh nghiệp có thể tiếp cận lượng khách hàng khổng lồ. Gia tăng doanh thu bán hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

3. Danh sách sản phẩm cần đăng ký chứng nhận CE khi vào EU

Theo quy định của Liên minh Châu Âu (EU), một số loại sản phẩm nhất định bắt buộc phải có dấu chứng nhận để được lưu thông tự do trong thị trường chung EU.

Sản phẩm chứng nhận CE
Sản phẩm chứng nhận CE

Danh sách các sản phẩm cần đăng ký chứng nhận CE khá dài và bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số nhóm sản phẩm cần đăng ký chứng nhận CE:

  • Thiết bị điện và điện tử: Máy móc công nghiệp, thiết bị gia dụng, đồ chơi điện tử, thiết bị y tế,…
  • Sản phẩm xây dựng: Vật liệu xây dựng, cửa ra vào, cửa sổ, sàn nhà,…
  • Thiết bị bảo hộ cá nhân: Găng tay, mũ bảo hiểm, giày bảo hộ, quần áo bảo hộ,…
  • Đồ chơi trẻ em: Đồ chơi dùng pin, đồ chơi có chứa bộ phận nhỏ, đồ chơi mềm,…
  • Dụng cụ áp suất: Bình xịt, bình khí nén, bình chứa LPG,…
  • Thiết bị y tế: Máy trợ thính, máy đo huyết áp, máy đo đường huyết,…
  • Thực phẩm: Thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chức năng,…
  • Bao bì: Bao bì thực phẩm, bao bì mỹ phẩm, bao bì dược phẩm,…
  • Chất nổ: Pháo hoa, thuốc nổ công nghiệp, vật liệu nổ,…

4. Cách thức đăng ký chứng nhận CE

Nhằm giúp quý khách hàng dễ dàng hình dung và thực hiện quy trình xin đánh giá chứng nhận CE. UCC Việt Nam tóm tắt lại các bước chính như sau:

Quy trình chứng nhận CE
Quy trình chứng nhận CE

4.1. Xác định yêu cầu và chuẩn bị hồ sơ chứng nhận CE

  • Xác định yêu cầu: Xác định các chỉ thị (Directive) và tiêu chuẩn (EN) áp dụng cho sản phẩm của bạn. Tham khảo thông tin trên website của Ủy ban Châu Âu (EC). Hoặc liên hệ với tổ chức tư vấn uy tín để được hỗ trợ.
  • Phân tích yêu cầu: Nghiên cứu kỹ lưỡng các yêu cầu chi tiết trong các chỉ thị và tiêu chuẩn đã xác định.

4.2. Đánh giá và kiểm tra sản phẩm chứng nhận CE

  • Thử nghiệm và kiểm tra: Tiến hành thử nghiệm theo yêu cầu của các chỉ thị và tiêu chuẩn đã xác định. Lưu ý đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của các kết quả thử nghiệm.
  • Hồ sơ kỹ thuật: Chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật TCF (Technical Construction File) đầy đủ. Bao gồm các tài liệu chứng minh sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của các chỉ thị và tiêu chuẩn.

4.3 Tuyên bố phù hợp và gắn dấu chứng nhận CE

  • Tuyên bố phù hợp: Doanh nghiệp cần chính thức tuyên bố về sự phù hợp (DoC hoặc DoP) của sản phẩm với các yêu cầu của các chỉ thị và tiêu chuẩn.
  • Gắn dấu CE: Sau khi có tuyên bố phù hợp, doanh nghiệp được phép gắn dấu CE lên sản phẩm. Thể hiện sản phẩm đã đáp ứng các yêu cầu của thị trường EU và EEA.
Mẫu chứng nhận CE
Mẫu chứng nhận CE

5. Hồ sơ đăng ký chứng nhận CE cần chuẩn bị những gì?

Để chuẩn bị hồ sơ xin chứng nhận đầy đủ và chính xác, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:

5.1. Biểu mẫu chứng nhận CE

  • Cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm và yêu cầu chứng nhận CE theo mẫu quy định của tổ chức đánh giá.
  • Đảm bảo tính chính xác và trung thực của thông tin trong biểu mẫu.

5.2. Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp 

  • Thể hiện rõ ràng cấu trúc tổ chức, chức năng của phòng ban liên quan đến hoạt động sản xuất. Và kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm.
  • Xác định rõ ràng người chịu trách nhiệm cho việc thực hiện các yêu cầu của các chỉ thị và tiêu chuẩn.

5.3. Tài liệu cần thiết về sản phẩm cần chuẩn bị

  • Mô tả chi tiết về sản phẩm, bao gồm thông số kỹ thuật, vật liệu cấu tạo, quy trình sản xuất,…
  • Cung cấp bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ thiết kế và các tài liệu kỹ thuật khác liên quan đến sản phẩm.

5.4. Kế hoạch quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng

  • Mô tả chi tiết quy trình sản xuất, kiểm tra và giám sát chất lượng sản phẩm.
  • Xác định các điểm kiểm tra quan trọng và phương pháp kiểm tra áp dụng.
  • Nêu rõ trách nhiệm của các bộ phận liên quan trong việc thực hiện kế hoạch.

5.5. Kế hoạch kiểm soát trang thiết bị

  • Liệt kê các trang bị, thiết bị đo lường, thử nghiệm sử dụng trong quá trình sản xuất và kiểm tra sản phẩm.
  • Mô tả quy trình kiểm tra, hiệu chuẩn và bảo trì các trang bị, thiết bị.
  • Cung cấp hồ sơ chứng minh nguồn gốc và năng lực của các phòng thí nghiệm thực hiện thử nghiệm.

5.6. Kết quả thử nghiệm mẫu 

  • Cung cấp kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm do phòng thí nghiệm đã được công nhận/chỉ định thực hiện.
  • Kết quả thử nghiệm phải đảm bảo tính chính xác, khách quan và phù hợp với các yêu cầu của các chỉ thị và tiêu chuẩn CE.

6. Lưu ý về giấy chứng nhận CE

6.1. Phạm vi áp dụng

  • Chứng nhận CE chỉ áp dụng cho các sản phẩm nhất định được quy định trong các chỉ thị và tiêu chuẩn CE. Doanh nghiệp cần xác định xem sản phẩm của mình có thuộc diện tích sản phẩm cần chứng nhận CE hay không.
  • Danh sách các sản phẩm cần chứng nhận CE khá dài và bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến từ máy móc thiết bị điện tử, đồ chơi trẻ em, thiết bị y tế đến thực phẩm, bao bì,…

6.2. Cập nhật thông tin

  • Các quy định về chứng nhận có thể thay đổi theo thời gian. Cập nhật thông tin mới nhất nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành.

6.3. Phân biệt giữa chứng nhận CE Marking (EU) và CE Trung Quốc

Phân biêt CE (EU) và Trung Quốc
Phân biêt CE (EU) và Trung Quốc

6.3.1. Chứng nhận CE Marking (EU)

  • Chứng nhận CE Marking (EU) là chứng nhận bắt buộc: cho phép sản phẩm lưu thông tự do trong thị trường EU và EEA.
  • Căn cứ vào các chỉ thị và tiêu chuẩn hài hòa của EU: đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về an toàn, sức khỏe.
  • Có giá trị pháp lý: được công nhận và chấp nhận bởi tất cả các quốc gia thành viên EU và EEA.
  • Thể hiện bằng ký hiệu CE: có kích thước, tỷ lệ và vị trí cụ thể theo quy định.

6.3.2. Chứng nhận CE Trung Quốc

  • Là ký hiệu tự nguyện: do các nhà sản xuất Trung Quốc dán lên sản phẩm.
  • Không có giá trị pháp lý: không được công nhận hoặc chấp nhận bởi EU và EEA.
  • Không dựa trên bất kỳ tiêu chuẩn cụ thể nào: chỉ mang tính chất quảng cáo hoặc đánh dấu thương hiệu.
  • Có thể bị nhầm lẫn với CE Marking (EU): gây hiểu lầm cho người tiêu dùng và cơ quan chức năng.

Doanh nghiệp cần phân biệt rõ ràng giữa chứng nhận CE Marking (EU) và ký hiệu CE Trung Quốc để tránh nhầm lẫn. Đồng thời tránh các vi phạm các quy định về chứng nhận CE. Việc sở hữu CE Marking (EU) chính thức sẽ giúp sản phẩm của bạn tiếp cận thị trường EU và EEA một cách hợp pháp và hiệu quả.

Trên đây là các thông tin về chứng nhận CE là gì? Và một số điểm đáng lưu ý khi thực hiện đăng ký chứng nhận CE. Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua Hotline 036 790 8639 email admin@ucc.com.vn để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất

Tin tức liên quan

10-07-2024

Chứng nhận CE ống nghiệm - hộ chiếu bắt buộc lưu thông EU

Chứng nhận CE ống nghiệm ví như hộ chiếu đưa sản phẩm lưu thông tự do trên thị trường EU. Nhằm khẳng định chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Đồng thời mở rộng thị trường sang EU, doanh nghiệp cần sở hữu nhãn CE. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn [...]

09-07-2024

Chứng nhận CE cho găng tay y tế - 3 lợi ích sở hữu nhãn CE

Bạn đang xuất khẩu găng tay y tế sang thị trường EU và băn khoăn về tầm quan trọng của chứng nhận CE? Liệu quy trình để sở hữu nhãn CE có thực sự phức tạp? Ngay tại bài viết này, UCC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn trên hành trình giải đáp thắc mắc trên [...]

05-07-2024

Chứng nhận CE áo choàng phẫu thuật gói gọn trong 5 bước

Chứng nhận CE áo choàng phẫu thuật là yêu cầu bắt buộc để áo choàng phẫu thuật được bán trong thị trường Châu Âu. Chứng nhận này đảm bảo rằng áo choàng phẫu thuật đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, sức khỏe và hiệu quả nghiêm ngặt. Vậy làm thế nào để áo choàng [...]

02-07-2024

Chứng nhận CE khẩu trang y tế với 5 bước đơn giản

Chứng nhận CE khẩu trang y tế được chứng nhận bởi một tổ chức được công nhận. Sản phẩm được chứng nhận CE là minh chứng cho việc đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, an toàn và hiệu suất của Liên minh Châu Âu (EU). Chứng nhận CE trên sản phẩm là dấu [...]