Chứng nhận ISO 22000 với 7 bước đơn giản
Chứng nhận ISO 22000 đang trở thành tiêu chuẩn hàng đầu trong quản lý an toàn thực phẩm, được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu. Đây không chỉ là minh chứng cho chất lượng và an toàn của sản phẩm. Mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, mở rộng thị trường và đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao từ người tiêu dùng. Nếu bạn đang tìm hiểu về ISO 22000, bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết từ lợi ích, quy trình đạt chứng nhận.
1. Chứng nhận ISO
1.1. ISO 2200 là gì?
ISO 22000 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm do Tổ chức Quốc tế ISO ban hành. Tiêu chuẩn đề ra các bước trong quản lý An toàn thực phẩm trong suốt chuỗi cung ứng từ khâu chuẩn bị, chế biến, sản xuất, lưu trữ và phân phối. Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000. Sẽ được đánh giá là có hệ thống quản lý An toàn thực phẩm hiểu quả. Đảm bảo cung cấp các sản phẩm chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng.
1.2. Chứng nhận ISO 22000 là gì?
Chứng nhận ISO 22000 là việc một doanh nghiệp đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000. Và đăng ký chứng nhận ISO tại các tổ chức chứng nhận uy tín. Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc đánh giá chứng nhận ISO. Nếu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000. Thì lúc đó tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành cấp chứng nhận ISO 22000 cho doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp cũng đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 – tiêu chuẩn mới nhất của ISO 22000.
Chứng nhận ISO 22000 bao gồm tất cả các quy trình trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Từ bước chuẩn bị cho đến khi ra sản phẩm cuối cùng để đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, chứng nhận này còn yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề khác. Bao gồm Thực hành sản xuất tốt (GMP) và Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát giới hạn HACCP.
2. Lợi ích khi có được chứng nhận ISO 22000
Việc có được chứng nhận ISO sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
– Đảm bảo chất lượng cho thực phẩm: Chứng nhận ISO 22000 đặt ra các tiêu chuẩn An toàn chất lượng thực phẩm cao. Từ đó, giúp các sản phẩm của doanh nghiệp luôn được đảm bảo chất lượng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
– Nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường. Chứng nhận ISO là một minh chứng cho khác hàng rằng doanh nghiệp luôn đảm đảm an toàn, chất lượng của từng sản phẩm. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có danh tiếng và chỗ đứng trên thị trường.
– Mở rộng thị trường. Hiện nay, để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu qua các nước sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải có chứng nhận ISO. Để đảm bảo các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu quốc tế về an toàn thực phẩm.
– Tối ưu chi phí: Doanh nghiệp sẽ giảm bớt được một khoản chi phí liên quan đến các sự cố an toàn thực phẩm. Và các khoản chi phí khác nữa bằng cách áp dụng các quy trình quản lý chất lượng của bộ tiêu chuẩn ISO 22000.
3. Quy trình đăng kí ISO 22000
Quy trình chứng nhận chứng nhận ISO 22000 gồm 7 bước. Dưới đây là chi tiết các bước để đăng ký chứng nhận:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin cơ bản để tiến hành đăng ký chứng nhận như. Lĩnh vực hoạt động, quy trình sản xuất và các sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Trong quá trình đăng ký, doanh nghiệp và tổ chức nhận sẽ trao đổi một số thông tin khác nữa như:
- Các yêu cầu liên quan đến việc chứng nhận ISO 22000
- Quy trình các bước đăng ký chứng nhận
- Hồ sơ chuẩn bị
- Các chi phí dụ tính cho toàn bộ các bước chứng nhận ISO
- Chương trình kế hoạch làm việc
Bước 2: Đánh giá sơ bộ
Dựa trên tình hình mà doanh nghiệp đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000. Tổ chức sẽ cử đội ngũ chuyên gia xuống để tiến hành đánh giá sơ bộ. Về hệ thống quản lý An toàn thực phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong lúc đánh giá sơ bộ doanh nghiệp cũng caanf cung cấp thêm một số giấy tờ, thủ tục như:
- Đơn đăng ký chứng nhận
- Kế hoạch triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000
- Các tài liệu và hồ sơ liên quan đến việc triển khai Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm
Mục đích của các thủ tục trên là nhằm kiểm và phát hiện những vấn đề cần được khắc phục của các tài liệu cũng như là quy trình triển khai Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm.
Bước 3: Đánh giá tài liệu
Trong quá trình đăng ký chứng nhận doanh nghiệp cần chuẩn bị một số tài liệu và hồ sơ để phục vụ quá trình đánh giá.
- Bản mô tả sản phẩm cần cấp giấy chứng nhận ISO 22000
- Kế hoạch thưc hiện và triển khai Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm và các tài liệu liên quan khác đến ISO 22000
- Tài liệu liên quan đến giám sát, kiểm tra, thử nghiệm các hoạt động sản xuất sản phẩm
Thời gian đánh giá tài liệu ISO 22000 thường sẽ được điều chỉnh tuỳ theo quy mô và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 4: Đánh giá chính thức
Đây là bước quan trọng nhất trong quy rình chứng nhận để xác định xem doanh nghiệp của bạn có đủ phù hợp để cấp chứng nhận ISO 22000. Quá trình đánh giá này bào gồm:
- Xem xét xem doanh nghiệp có đáp ứng các yêu cầu vệ sinh;
- Kiểm tra và xác định các điểm kiểm soát giới hạn CCP
Trong lúc đấy, tổ chức chứng nhận sẽ đến doanh nghiệp đánh giá lại việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 của doanh nghiệp. Và tiến hành kiểm tra đối chấp sự phù hợp giữa thực tế và tài liệu mà doanh nghiệp đã cung cấp.
Bước 5: Kiểm tra và khắc phục
Sau khi đánh giá chính thức, tổ chức chứng nhận sẽ đưa ra các kiến nghị và kiểm tra lại. Nhằm giúp doanh nghiệp khắc phục các vấn đề chưa phù hợp trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Sau đó, tổ chức sẽ thẩm định lại hồ sơ và đánh giá kết quả xem doanh nghiệp có đủ khả năng để cấp chứng nhận ISO 22000.
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận
Trường hợp doanh nghiệp đã triển khai Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO đạt đủ điều kiện để cấp chứng nhận ISO 22000. Sau khi hoàn tất, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận ISO 22000 cho doanh nghiệp.
Bước 7: Tái cấp chứng nhận
Thời hạn tái cấp lại chứng nhận là 3 năm kể từ khi có giấy chứng nhận. Trong thời gian này sẽ có các đợt đánh giá giám sát ít nhất 12 tháng 1 lần. Điều này nhằm đảm bảo doanh nghiệp vẫn tuân thủ các quy định về quản lý an toàn trong thời gian chứng nhận.
4. Lý do tại sao nên đăng ký chứng nhận ISO 22000
Dưới đây là một số lý do tại sao mà doanh nghiệp nên có chứng nhận ISO :
– Tăng khả năng kiểm soát các rủi ro trong chuỗi cung ứng thực phẩm
– Tạo dựng được niềm tin với khách hàng và các nhà cung cấp thực phẩm
– Thể hiện được tính minh bạch và trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất
– Đảm bảo chuỗi cung ứng luôn có các biện pháp quản lý các mối nguy hại một cách chặt chẽ và an toàn
– Giúp doanh nghiệp của bạn tối ưu hoá hệ thống sản xuất bằng cách liên tục cải tiến để hệ thống luôn hoạt động hiệu quả
Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua:
Hotline 036 7908639 email admin@ucc.com.vn để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!
Tin tức liên quan