Chứng nhận ISO 9001 - Quy trình đăng ký chứng nhận mới nhất 2024
Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, quản lý chất lượng sản phẩm là yếu tố để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Chứng nhận ISO 9001 là một trong những chứng nhận giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này. Trong bài viết này, cùng UCC Việt Nam tìm hiểu phạm vi chứng nhận ISO 9001 bao gồm những gì? Quy trình đăng ký chứng nhận này có phức tạp hay không? Và làm sao có thể đạt được chứng nhận này nhé.
Chứng nhận ISO 9001
1. Chứng nhận ISO 9001. Hệ thống quản lý chất lượng chuẩn quốc tế
Chứng nhận ISO 9001 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (QMS – Quality Management System). Tiêu chuẩn này được phát triển và ban hành bởi Tổ chức ISO. Và là một phần quan trọng của hệ thống Chứng nhận ISO quốc tế. ISO 9001 giúp các doanh nghiệp thiết lập, duy trì và cải tiến các quy trình quản lý chất lượng một cách có hệ thống. Đảm bảo rằng các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng, cũng như tuân thủ các yêu cầu pháp lý.
2. Phạm vi áp dụng
– Áp dụng cho tất cả các tổ chức/ doanh nghiệp muốn đăng ký
Tiêu chuẩn ISO 9001 áp dụng cho kỳ tổ chức nào. Từ các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm,… đến các tổ chức giáo dục, hợp tác xã nông nghiệp, các đơn vị cung cấp dịch vụ, phòng khám, bệnh viện,… đều có thể áp dụng ISO 9001 để tăng khả năng quản lý chất lượng tại cơ sở.
– Áp dụng cho mọi loại hình, quy mô hoặc sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức đó cung cấp
Bất kể tổ chức sản xuất sản phẩm gì hay cung cấp dịch vụ gì, đều có thể áp dụng ISO 9001 để cải thiện hệ thống quản lý chất lượng của mình.
Tóm lại, phạm vi áp dụng của ISO 9001 bao gồm tất cả các loại hình tổ chức. Bất kể quy mô hoặc lĩnh vực hoạt động, giúp thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng (QMS) hiệu quả. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các tổ chức cần chứng minh khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng yêu cầu khách hàng và các yêu cầu pháp luật. Đồng thời mong muốn nâng cao sự hài lòng của khách hàng thông qua việc cải tiến liên tục.
3. Mục đích khi đăng ký chứng nhận ISO 9001
Mục đích khi đăng ký chứng nhận ISO 9001 chủ yếu nhằm đảm bảo rằng tổ chức có một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Giúp cải thiện hiệu suất và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách ổn định. Cụ thể, các mục đích chính bao gồm:
Nâng cao uy tín và độ tin cậy của tổ chức. Chứng nhận ISO 9001 là một minh chứng quốc tế về cam kết của doanh nghiệp đối với chất lượng. Điều này giúp tạo niềm tin cho khách hàng và đối tác.
Cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Bằng cách áp dụng các quy trình chuẩn hóa và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Doanh nghiệp có thể cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.T ừ đó nâng cao mức độ hài lòng.
Tăng cường hiệu quả quản lý nội bộ. Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 giúp tổ chức tổ chức công việc một cách khoa học. Cải thiện quy trình và giảm thiểu các lỗi trong quá trình hoạt động. Từ đó tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh.
Nâng cao khả năng cạnh tranh. Doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 9001 có thể dễ dàng tiếp cận các thị trường mới. Đặc biệt là khi nhiều quốc gia và khách hàng yêu cầu sản phẩm hoặc dịch vụ phải được sản xuất hoặc cung cấp bởi các doanh nghiệp có chứng nhận ISO 9001.
Cải tiến liên tục: Tiêu chuẩn ISO 9001 khuyến khích doanh nghiệp liên tục theo dõi. Đánh giá và cải tiến các quy trình, giúp duy trì sự hiệu quả và cải thiện chất lượng lâu dài.
4. Các yêu cầu để đạt chứng nhận ISO 9001
Yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 đối với việc xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả bao gồm:
- Quản lý và ghi chép tài liệu
- Thiết lập và duy trì các quy trình và hướng dẫn làm việc
- Thu thập, phản hồi thông tin từ khách hàng
- Quản lý và lưu trữ cơ sở dữ liệu khách hàng
- Kiểm tra, đánh giá và nâng cao hiệu suất quy trình làm việc liên tục
- Thiết lập và duy trì hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cố và cải thiện hiệu suất
- Đảm bảo đào tạo và hiểu biết của nhân viên về quy trình và hướng dẫn của hệ thống quản lý chất lượng.
5. Quy trình đăng ký chứng chỉ ISO 9001
Bước 1: Doanh nghiệp áp dụng ISO 9001 vào hệ thống quản lý chất lượng
Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch, quy trình chi tiết và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 vào hệ thống quản lý chất lượng. Kiểm tra, giám sát đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn.
Đây là một quá trình phức tạp và mất nhiều thời gian. Doanh nghiệp cần có sự tư vấn từ các chuyên gia để tối ưu các giai đoạn. Đảm bảo xây dựng được một quy trình hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn nhưng vẫn phù hợp với điều kiện thực tế tại doanh nghiệp.
Dịch vụ Tư vấn ISO 9001 tại UCC Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch chi tiết, hợp lý. Tối ưu hoá quy trình áp dụng ISO 9001 tại doanh nghiệp. Đảm bảo doanh nghiệp áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 9001 một cách dễ dàng.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký chứng nhận ISO 9001
Sau khi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 thành công. Doanh nghiệp gửi đơn đăng ký chứng nhận cho tổ chức chứng nhận cùng với các tài liệu liên quan. Tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá hồ sơ của doanh nghiệp để đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu ban đầu của tiêu chuẩn ISO 9001.
Bước 3: Tổ chức chứng nhận ISO 9001 tiến hành đánh giá
Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá tài liệu của doanh nghiệp để đảm bảo rằng hệ thống quản lý của doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001.
Sau khi thông qua quá trình dánh giá ban đầu. Tổ chức cứng nhận sẽ cử chuyên gia đánh giá đến kiểm tra cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để đánh giá hệ thống quản lý đang hoạt động.
Bước 4: Phát hiện và khắc phục các sai sót
Sau quá trình đánh giá thực tế. Các chuyên gia có thể chỉ ra những điểm sai phạm hoặc chưa phù hợp với tiêu chuẩn. Lúc này, doanh nghiệp cần tiến hành khắc phục những điểm sai sót còn tồn đọng.
Bước 5: Cấp chứng nhận
Sau khi đánh giá và khắc phục các lỗi còn thiếu sót. Nếu doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tổ chức chứng nhận sẽ thông qua quá trình đánh giá. Doanh nghiệp sẽ được cấp chứng nhận ISO 9001.
Bước 6: Kiểm tra và giám sát định kỳ
Chứng nhận ISO 9001 có thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp. Trong thời gian này, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành giám sát định kỳ mỗi 12 tháng. Nhằm đảm bảo doanh nghiệp vẫn đang tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001.
6. Tổng kết
Chứng nhận ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về các yêu cầu cũng như quy trình chứng nhận để có thể dễ dàng đạt được chứng nhận này. UCC Việt Nam hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng quan về các yêu cầu và quy trình chứng nhận ISO 9001. Giúp doanh nghiệp dễ dàng có được chứng nhận này trong thời gian ngắn.
Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua:
Hotline 036 7908639 email admin@ucc.com.vn để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!
✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Tư vấn ISO 9001- Nhận tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chứng nhận quốc tế
Tin tức liên quan