Chứng nhận OCOP là gì? Hướng dẫn đầy đủ chi tiết nhất
Chứng nhận OCOP giúp các sản phẩm, dịch vụ của địa phương được công nhận nhận và nâng cao được giá trị của sản phẩm. Được triển khai để thúc đẩy chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm địa phương. Việc có chứng nhận còn mang lại cơ hội phát triển bền vững và mở rộng thị trường. Hãy cùn UCC Việt Nam tìm hiểu ngay những lợi ích và quy trình đạt chứng nhận OCOP cho sản phẩm của mình.
1. Chứng nhận OCOP
1.1. OCOP là gì?
OCOP là viết tắt của (One Commune One Product): “Mỗi xã một sản phẩm”. Là chương trình phát triển sản phẩm địa phương tại Việt Nam. Nhằm hỗ trợ trợ thúc đẩy và phát triển các sản phẩm truyền thống của xã, huyện, tỉnh. Mục đích của chương trình OCOP là tạo ra các sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
1.2. Chứng nhận OCOP là gì?
Chứng nhận OCOP là giấy chứng nhận được cấp cho các sản phẩm và dịch vụ đạt chuẩn chương trình OCOP tại Việt Nam. Chứng nhận này công nhận rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các tiêu chí chất lượng đã đạt chuẩn OCOP. Đồng thời chứng nhận còn hỗ trợ phát triển các sản phẩm tại địa phương.
2. Danh mục đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
Danh mục các sản phẩm OCOP đạt chứng nhận rất đa dạng, bao gồm các loại sản phẩm và dịch vụ đặc trưng của từng địa phương. Các sản phẩm, dịch vụ thường được chia thành các nhóm chính sau đây:
– Thực phẩm: Thực phẩm khô, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chế biến từ nông sản đặc trưng của địa phương như chè, cacao, cà phê,…
– Đồ uống: Rượu, bia, trà, cà phê, nước giải khát được sản xuất từ các nguyên liệu tại địa phương,…
– Sản phẩm nông sản: Các loại rau củ, trái cây tươi hoặc được chế biến sẵn từ các cây trồng đặc trưng tại địa phương.
– Dược phẩm: Sản phẩm từ các cây thảo dược, thuốc nam truyền thống,…
– Đồ thủ công mỹ nghệ: Đồ gốm, đồ gỗ, sản phẩm từ tre nứa, các mặt hàng trang trí thủ công,…
– Đặc sản địa phương: các món ăn đặc sản như nem chua, mắm, gia vị, bánh kẹo truyền thống của địa phương.
– Du lịch: Dịch vụ tham quan, trải nghiệm văn hóa đặc trưng của vùng, như tour du lịch sinh thái, du lịch làng nghề.
3. Lợi ích của chứng nhận OCOP
Việc có chứng nhận sẽ mang lại những lợi ích sau:
– Cải thiện mức sống, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân
– Giúp nâng cao chất lượng của các sản phẩm truyền thống, tạo cơ hội để các sản phẩm mở rộng và biết đến nhiều hơn tại thị trường quốc tế.
– Góp phần phát triển nền kinh tế nông thôn bền vững
– Giúp người tiêu dùng tiếp cận dễ dàng hơn với các đặc sản của từng vùng miền
– Giúp bảo tồn các sản phẩm, dịch vụ văn hoá đặc trưng của từng địa phương, từng vùng miền.
4. Hướng dẫn cách đạt chứng nhận OCOP
4.1. Hồ sơ cần chuẩn bị
Để chuẩn bị tốt cho quá trình đánh giá chứng nhận phải chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng để tăng khả năng đạt chứng nhận cao nhất. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
– Giấy đăng ký ý tưởng sản phẩm;
– Kế hoạch, phương án kinh doanh sản phẩm theo mẫu;
– Giấy phép kinh doanh;
– Sản phẩm mẫu;
– Bản sao công chứng, chứng minh hoạt động kinh doanh hợp pháp đối với doanh nghiệp/ cá nhân/ tổ chức;
– Giới thiệu bộ máy tổ chức theo mẫu đính kèm;
4.2. Các bước cần thực hiện
Quy trình đánh giá chứng nhận cho sản phẩm OCOP gồm 3 cấp:
- Đánh giá cấp huyện
- Đánh giá cấp tỉnh
- Đánh giá cấp trung ương
Ở mỗi cấp, các lãnh đạo sẽ thành lập 1 hội đồng đánh giá bao gồm các bên liên quan để tiến hành đánh giá phân hạng sản phẩm. Ở mỗi cấp mức độ sẽ đánh giá khác nhau và sẽ nâng cao dần để đảm bảo các tiêu chí, yêu cầu khắt khe đối với từng sản phẩm. Nhưng nhìn chung ở 3 cấp độ đánh giá sẽ thực hiện theo các bước sau:
– Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký sản phẩm
– Bước 2: Đánh giá
– Bước 3: Phân hạng sản phẩm từ 3-5 sao
5. Kết luận
Chứng nhận OCOP là bước quan trọng trên con đường phát triển bền vững và hội nhập của các sản phẩm địa phương, góp phần xây dựng nền kinh tế nông thôn bền vững. Nhưng để thành công trong việc đạt chứng nhận, các doanh nghiệp và hợp tác xã cần chú trọng đến việc cải thiện chất lượng sản phẩm, quản lý quy trình sản xuất hiệu quả, và thực hiện các cam kết về phát triển bền vững.
Tin tức liên quan