Chương trình FSVP là gì? Trách nhiệm của nhà nhập khẩu tại Mỹ

Chương trình FSVP là gì? Ai cần phải tuân thủ FSVP? Quy tắc cuối cùng của FSMA về Chương trình xác minh nhà cung cấp nước ngoài (FSVP) dành cho nhà nhập khẩu thực phẩm cho người và động vật chính thức có hiệu lực vào ngày 26/01/2016. Vậy những điểm đáng chú ý của chương trình này là gì? Nhà nhập khẩu có vai trò và trách nhiệm  như thế nào? Cùng UCC Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau đây.

FSVP là gì?
FSVP là gì?

1. Nguyên tắc chung của chương trình FSVP là gì?

FSVP dựa trên những nguyên tắc nào?
Chương trình FSVP dựa trên những nguyên tắc nào?

Quy tắc FSVP yêu cầu nhà nhập khẩu thực hiện các hoạt động xác minh nhà cung cấp nước ngoài dựa trên các rủi ro để chứng minh rằng:

  • Thực phẩm được sản xuất theo đúng quy trình. Và các quy trình này có cùng mức độ bảo vệ sức khoẻ cộng đồng tương tự như mục 418 (Liên quan đến phân tích mối nguy và kiểm soát phòng ngừa dựa trên rủi ro) hoặc mục 419 (Liên quan đến các tiêu chuẩn về sản xuất và thu hoạch an toàn một loại trái cây và nông sản thô của Đạo luật FD&C (21USC350g và 350h) nếu có;
  • Thực phẩm không bị tạp nhiễm theo mục 402 của Đạo luật FD&C (21USC342); Và
  • Thực phẩm dành cho người không bị ghi nhãn sai theo mục 403(w) của Đạo luật FD&C (21USC343(W)). Liên quan đến việc ghi nhãn chất gây dị ứng thực phẩm.

FSVP được quy định bởi Đạo luật Hiện đại hoá An toàn Thực phẩm của FDA (FSMA). Với nguyên tắc trung tâm là tất cả các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm phòng ngừa đều giống nhau và áp dụng tất cả thực phẩm tiêu thụ tại Hoa Kỳ. Bất kể sản phẩm đó được sản xuất ở đâu.

2. Trách nhiệm của nhà nhập khẩu

Trách nhiệm của nhà nhập khẩu
Trách nhiệm của nhà nhập khẩu

Quy tắc cuối cùng đã bổ sung các điều khoản mới để cho phép linh hoạt hơn đối với một số yêu cầu nhằm phản ánh tốt hơn chuỗi cung ứng và phân phối thực phẩm hiện đại. Theo quy định của FSVP, nhà nhập khẩu có trách nhiệm:

2.1. Xác định các mối nguy

Các nhà nhập khẩu có thể tự tiến hành việc phân tích về các mối nguy tiềm ẩn đối với một loại thực phẩm hoặc xem xét và đánh giá bản phân tích mối nguy do một đơn vị khác thực hiện.

2.2. Đánh giá rủi ro có thể gây ra bởi thực phẩm

Sử dụng kết quả phân tích mối nguy và đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà cung cấp nước ngoài. Đánh giá này cung cấp thông tin cho việc phê duyệt các nhà cung cấp nước ngoài và xác định các hoạt động xác minh nhà cung cấp phù hợp.

2.3. Tiến hành các hoạt động xác minh nhà cung cấp

Các nhà nhập khẩu phải thiết lập và tuân theo các thủ tục bằng văn bản. Nhằm đảm bảo họ chỉ nhập khẩu thực phẩm từ các nhà cung cấp nước ngoài đã được phê duyệt. Đây là hoạt động quan trọng nhất của chương trình FSVP. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thật sự cần thiết. Nhà nhập khẩu có thể tạm thời nhập khẩu thực phẩm từ các nhà cung cấp nước ngoài chưa được phê duyệt nếu nhà cung cấp thực hiện đủ các hoạt động xác minh trước khi nhập khẩu.

2.4. Thực hiện các hoạt động phù hợp trong các trường hợp khác nhau

Nếu khách hàng của nhà nhập khẩu sẽ kiểm soát mối nguy. Nhà nhập khẩu có thể dựa vào khách hàng của mình để đưa ra sự đảm bảo bằng văn bản rằng thực phẩm phẩm sẽ được xử lý an toàn và kiểm soát mối nguy bởi khách hàng. Đồng thời nhà nhập khẩu phải tuyên bố rằng thực phẩm chưa được xử lý để kiểm soát mối nguy.

2.5. Tiến hành các hành động khắc phục sự cố

Nhà nhập khẩu phải nhanh chóng thực hiện các hành động khắc phục thích hợp nếu xác định rằng nhà cung cấp thực phẩm nước ngoài mà họ nhập khẩu không sản xuất thực phẩm đó theo các quy trình và thủ tục cung cấp cùng mức độ bảo vệ sức khỏe cộng đồng như yêu cầu trong mục 418 hoặc 419 của Đạo luật này. Hoặc sản xuất thực phẩm bị tạp nhiễm theo mục 402. Hoặc ghi nhãn hiệu sai theo mục 403(w) (nếu có) của Đạo luật FD&C.

Quyết định này có thể dựa trên việc xem xét của người tiêu dùng, khách hàng hoặc các khiếu nại khác liên quan đến an toàn thực phẩm, hoạt động xác minh hoặc thông tin khác. Các hành động khắc phục thích hợp sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh. Nhưng có thể sẽ ngừng hợp tác với nhà cung cấp nước ngoài đến khi vấn đề được giải quyết.

2.6. Xác nhận mình là nhà nhập khẩu thực phẩm cho từng loại sản phẩm thực phẩm được nhập khẩu vào Hoa Kỳ

Các nhà nhập khẩu cần có sự xác minh bằng văn bản xác nhận họ là nhà nhập khẩu FSVP cho từng loại sản phẩm thực phẩm được nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Đồng thời đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các quy định theo luật hiện hành.

2.7. Lưu giữ hồ sơ về các hoạt động của FSVP

Mọi hồ sơ liên quan đến các hoạt động của FSVP đều phải được lưu giữ. Điều này giúp cơ quan quản lý có thể dễ dàng kiểm tra khi cần thiết.

3. Các sản phẩm được miễn trừ khỏi chương trình FSVP

Các sản phẩm được miễn trừ khỏi chương trình FSVP
Các sản phẩm được miễn trừ khỏi chương trình FSVP

Mặc dù các yêu cầu của FSVP áp dụng cho hầu hết thực phẩm nhập khẩu được FDA quản lý. Nhưng một số loại thực phẩm nhập khẩu nhất định không nằm trong quy định của FSVP. Những miễn trừ này bao gồm:

  • Một số sản phẩm nước trái cây, cá và thủy sản: Đã được xác minh theo quy định về phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) của FDA đối với các sản phẩm đó;
  • Thực phẩm sử dụng cho mục đích nghiên cứu hoặc đánh giá;
  • Thực phẩm cho mục đích tiêu dùng cá nhân;
  • Đồ uống có cồn, thực phẩm được trung chuyển;
  • Thực phẩm nhập khẩu để chế biến và xuất khẩu trong tương lai;
  • Thực phẩm xuất khẩu từ Mỹ và trở lại Mỹ mà không được sản xuất/chế biến ở nước ngoài;
  • Một số sản phẩm thịt, gia cầm và trứng do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) quản lý.

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận HACCP: Lợi ích thiết thực đối với doanh nghiệp

4. Một số câu hỏi liên quan đến chương trình FSVP

Các câu hỏi về chương trình FSVP được nhiều người quan tâm
Các câu hỏi về chương trình FSVP được nhiều người quan tâm

4.1. Nhà nhập khẩu FSVP có bắt buột phải ở Hoa Kỳ không?

Nhà nhập khẩu FSVP phải ở Hoa Kỳ (21 CFR 1.500). Điều này áp dụng cho dù bạn là chủ sở hữu hoặc người nhận hàng tại Hoa Kỳ của thực phẩm tại thời điểm nhập cảnh hay đại lý Hoa Kỳ hoặc đại diện của chủ sở hữu hoặc người nhận hàng nước ngoài tại thời điểm nhập cảnh. Nhà nhập khẩu FSVP có thể là người cư trú hoặc duy trì địa điểm kinh doanh tại Hoa Kỳ.

4.2. Nhà nhập khẩu FSVP là ai?

Nhà nhập khẩu FSVP là chủ sở hữu hoặc người nhận hàng của một mặt hàng thực phẩm đang được nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Nếu không có chủ sở hữu hoặc người nhận hàng tại thời điểm mặt hàng được nhập khẩu vào Mỹ. Thì nhà nhập khẩu FSVP có thể là Đại diện Hoa Kỳ của chủ sở hữu. Và phải có văn bản tuyên bố đồng ý làm nhà nhập khẩu FSVP của mặt hàng đó.

4.3. Nhà hàng nhập khẩu thực phẩm để sử dụng có phải tuân thủ chương trình FSVP không?

Nếu nhà hàng đáp ứng các yêu cầu theo định nghĩa “Nhà nhập khẩu”. Và thực phẩm nhập khẩu không được miễn trừ theo 21CFR1.501. Thì nhà hàng đó vẫn phải tuân thủ các yêu cầu FSVP hiện hành.

4.4. Đại lý hoặc đại diện Hoa Kỳ cho mục đích FSVP có giống như đại lý Hoa Kỳ cho mục đích đăng ký cơ sở thực phẩm nước ngoài không?

Đại lý hoặc đại diện Hoa Kỳ cho mục đích FSVP có thể nhưng không bắt buột là Đại diện Hoa Kỳ cho mục đích đăng ký cơ sở thực phẩm với FDA. Đại lý hoặc đại diện Hoa Kỳ của chủ sở hữu hoặc người nhận hàng nước ngoài vì mục đích FSVP có trách nhiệm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hiện hành theo quy định của FSVP. Những yêu cầu này bao gồm tiến hành phân tích mối nguy, thực hiện các hoạt động xác minh nhà cung cấp và thực hiện các bước khác để đảm bảo an toàn cho thực phẩm nhập khẩu. Ngược lại, đại lý Hoa Kỳ nhằm mục đích đăng ký cơ sở thực phẩm chỉ đóng vai trò là cầu nối liên lạc giữa FDA với cơ sở nước ngoài.

Do đó, đại lý hoặc đại diện Hoa Kỳ cho mục đích FSVP đóng vai trò khác với đại lý Hoa Kỳ có tên trong đăng ký FDA của cơ sở thực phẩm nước ngoài.

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Đại diện Mỹ- vai trò trong làm thủ tục chứng nhận FDA

4.5. Nếu tuân thủ các yêu cầu của chương trình FSVP thì thực phẩm đó có được miễn quy định về Khai báo trước không?

Không, quy định của FSVP không quy định miễn trừ quy định về thông báo trước. Mặc dù cả FSVP và các quy định về thông báo trước đều giúp FDA đảm bảo an toàn cho thực phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Nhưng mỗi quy định đều có mục đích riêng. Quy định của FSVP yêu cầu nhà nhập khẩu thực phẩm phải xác minh rằng nhà cung cấp nước ngoài của họ đang sản xuất sản phẩm đó phù hợp với các yêu cầu an toàn thực phẩm có liên quan của FDA. Thông báo trước là thông báo gửi tới FDA rằng một mặt hàng thực phẩm đang được nhập khẩu. Hoặc được đề nghị nhập khẩu vào Hoa Kỳ trước khi mặt hàng đó đến biên giới Hoa Kỳ.

Xem thêm các câu hỏi liên quan đến FSVP Tại Đây

Trên đây là những thông tin cần biết về Chương trình xác minh nhà cung cấp nước ngoài (FSVP). Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua Hotline 036 790 8639 email admin@ucc.com.vn để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!

UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp
.

Tin tức liên quan

30-07-2024

7 Nguyên tắc 12 bước HACCP chi tiết từ A đến Z

7 nguyên tắc 12 bước HACCP ? Bạn đã bao giờ nghe đến HACCP chưa? HACCP là một hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm. Giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất đến khi tiêu thụ. Hôm nay, cùng UCC Việt Nam tìm hiểu về những nguyên tắc [...]

31-05-2024

Thực Phẩm Bổ Sung: Các Quy Định Của FDA Bạn Cần Biết?

Thực phẩm bổ sung chế độ ăn uống là gì? Thực phẩm bổ sung chế độ ăn uống (Dietary supplements) là các sản phẩm được ăn vào và nhằm mục đích thêm vào hoặc bổ sung chế độ ăn uống. Các thực phẩm bổ sung có nhiều dạng khác khau. Bao gồm: viên nén, viên [...]

28-05-2024

06 câu hỏi thường gặp trong quá trình kiểm tra cơ sở của FDA

Kiểm tra hay thanh tra cơ sở nước ngoài giúp FDA đảm bảo chất lượng các sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Có một vài câu hỏi từ các cơ sở nước ngoài về vấn đề này đã được FDA tổng hợp và thông báo với công chúng. Cùng tìm hiểu 06 câu hỏi [...]

27-05-2024

Quy trình thanh tra cơ sở nước ngoài của FDA diễn ra như thế nào

Hằng năm, FDA sẽ tiến hành lựa chọn các cơ sở nước ngoài để tiến hành thanh tra cơ sở. Điều này nhằm đảm bảo các sản phẩm nhập khẩu vào Hoa kỳ đảm bảo về chất lượng và độ an toàn. Vậy quy trình thanh tra cơ sở nước ngoài của FDA diễn ra [...]

19-04-2024

Mã số FEI - Mã định danh doanh nghiệp của FDA

Nhằm tạo điều kiện cho việc xử lý các hoạt động trong các bộ phận khác nhau của FDA. Thông tin được gửi phải chính xác và đầy đủ nhất có thể. Nhất là thông tin trong việc nhập khẩu các sản phẩm do FDA quản lý. Cổng FEI được phát triển để hỗ trợ các công ty xác định FEI được liên kết với một địa chỉ cụ thể