OCOP là gì? - Làm sao để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

OCOP là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi nghe đến chương trình “Mỗi Xã Một Sản Phẩm”. OCOP là một sáng kiến quan trọng nhằm phát triển kinh tế địa phương. Thông qua việc nâng cao chất lượng và giá trị của các sản phẩm đặc trưng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về OCOP, từ lợi ích và cách để làm sao đăng ký được sản phẩm OCOP.

OCOP là gì?
OCOP là gì?

1. OCOP là gì?

OCOP là viết tắt của “One Commune One Product” (Mỗi xã mỗi sản phẩm). Là một chương trình phát triển khi tế nông thôn được Việt Nam triển khai. Mục tiêu của chương trình OCOP là khuyến khích mỗi xã, mỗi địa phương phát triển các sản phẩm đặc trưng, có giá trị kinh tế cao. Từ đó, nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển bền vững.

Chương trình OCOP tập trung vào việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ có đặc trưng riêng biệt của từng địa phương. Những sản phẩm OCOP thường được đánh giá  và xếp hạng theo tiêu chuẩn cụ thể để vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

2. Ý nghĩa logo chương trình OCOP

Logo của chương trình OCOP tại Việt Nam gồm 4 chữ cái mang ý nghĩa và màu sắc khác nhau:

Logo OCOP
Logo OCOP

– Chữ O màu nâu: biểu hiện cho đất đai, nền tảng của sản xuất nông nghiệp, cuộc sống của người dân.

– Chữ C màu xanh lá cây: biểu hiện cho nền nông nghiệp và sản xuất bền vững.

– Chữ O màu xanh nước biển: biểu hiện chô sức mạnh, trí tuệ của con người Việt Nam.

– Chữ P màu vàng: biểu hiện cho lợi ích của chương trình mà mỗi tổ chức, người dân tham gia được hưởng lợi.

Logo OCOP không chỉ là biểu tượng nhận diện của chương trình mà còn là minh chứng cho chất lượng, sự đoàn kết và phát triển bền vững của mỗi sản phẩm tại địa phương. Góp phầ nâng cao đời sống và kinh tế cho người dân và cộng đồng.

3. Tiêu chí đánh giá phân loại sản phẩm OCOP

Bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP gồm 3 phần được quy định tại số 148/QĐ-TTg do Chính phủ ban hành như sau:

Phần A: Các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh của cộng đồng (40 điểm)

Bao gồm tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm và sức mạnh cộng đồng.

Phần B: Các tiêu chí đánh giá khả năng tiếp thị sản phẩm OCOP (25 điểm)

Bao gồm tiếp thị và câu chuyện về sản phẩm

Phần C: Các tiêu chí đánh giá chất lượng của sản phẩm (35 điểm)

Trong phần này bao gồm các chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; khả năng xuất khẩu, tiêu thị trên thị trường quốc tế; tiêu chí sản phẩm.

Xem thêm các tiêu chí chấm điểm cụ thể cho từng phần tại Phụ lục 3: TẠI ĐÂY

4. Phân hạng sản phẩm OCOP

Phân hạng sản phẩm OCOP
Phân hạng sản phẩm OCOP

Phân hạng sản phẩm OCOP sẽ dựa trên kết quả đánh giá theo Bộ tiêu chí OCOP. Với tổng điểm tối đa cho mỗi sản phẩm là 100 điểm và được chia thành 5 hạng như sau:

– Hạng 1 sao: Là sản phẩm sơ khai với tổng điểm trung bình dưới 30 điểm, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.

– Hạng 2 sao: Sản phẩm đang trong giai đoạn đầu phát triển chất lượng cụ thể. Với điểm trung bình đạt được từ 30 đến 50 điểm, có khả năng nâng cấp lên hạng 3 sao.

– Hạng 3 sao: Sản phẩm đặc thù, có tổng điểm từ 50 đến 70 điểm. Có lượng tiêu thụ ổn định, tiềm năng nâng cấp lên hạng 4 sao.

– Hạng 4 sao: Sản phẩm đặc trưng, có tổng điểm từ 70 đến 90 điểm. Khả năng tiếp cận thị trường tốt, có tiềm năng nâng cấp lên hạng 5 sao.

– Hạng 5 sao: Là sản phẩm đặc trưng, tiêu chuẩn chất lượng cao. Đạt điều kiện xuất khẩu với tổng điểm trên 90 điểm.

5. Lợi ích khi tham gia chương trình OCOP là gì?

– Giúp doanh nghiệp, địa phương quảng bá sản phẩm rộng rãi. Tiếp cận được nhiều hệ thống kênh phân phối trong nước và thúc đấy xuất khẩu sản phẩm ra quốc tế.

– Thu hút thêm người dùng tin tưởng sử dụng sản phẩm

– Doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, thu hút nguồn vốn đầu tư

Lợi ích khi tham gia chương trình OCOP
Lợi ích khi tham gia chương trình OCOP

– Nâng cao thu nhập cho người dân và tạo thêm nhiều việc làm cho người dân tại địa phương

– Giúp cải thiện chất lượng của sản phẩm thông qua việc đảm bảo quy trình thực hiện chương trình OCOP

– Giúp cho người dân trên cả nước có cơ hội trải nghiệm và sử dụng các sản phẩm của từng địa phương một các dễ dàng. Thông qua các chương trình giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP.

6. 6 bước trong chu trình đăng ký OCOP thường niên

Chu trình OCOP được triển khai trong 6 bước dựa trên nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng”. Dưới đây là các bước triển khai cụ thê:

Bước 1: Tuyên truyền và hướng dẫn. Phổ biến các thông tin liên quan đến chương trình OCOP để các chủ thể hiểu được kế hoạch và đăng ký ý tưởng sản phẩm.

Bước 2: Nhận giấy đăng ký ý tưởng sản phẩm. Cán bộ OCOP cấp xã, huyện nhận ý tưởng sản phẩm từ chủ thể và tiến hành đánh giá ý tưởng sản phẩm.

Bước 3: Tiếp nhận phương án sản xuất kinh doanh. OCOP xã, huyện nhận và đánh giá phương án sản xuất kinh doanh, tập huấn và hướng dẫn các phương án đạt chuẩn.

Chu trình sản phẩm OCOP thường niên
Chu trình sản phẩm OCOP thường niên

Bước 4: Triển khai phương án. Các chủ thể triển khai phương án sản xuất kinh doanh, được hỗ trợ và tư vấn từ các cán bộ OCOP để hoàn thiện sản phẩm.

Bước 5: Đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP. OCOP các cấp sẽ tiến hành đánh giá và phân hạng sản phẩm theo cấp huyện, tỉnh và Trung ương.

Bước 6: Xúc tiến thương mại. Những sản phẩm trên 3 sao sẽ được hỗ trợ xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến sản phẩm OCOP. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các doanh nghiệp và người dân có thể hiểu rõ hơn về OCOP là gì? Nếu có thắc mắc hãy liên hệ ngay với UCC Việt Nam để được hướng dẫn qua Hotline 036 790 8639 hoặc email admin@ucc.com.vn để được nhân viên hỗ trơ!

 

Tin tức liên quan

15-08-2024

Tiêu chuẩn OCOP là gì? - Những điều cần biết về sản phẩm OCOP

Tiêu chuẩn OCOP đóng vai trò quan trọng trong việc định vị và phát triển các sản phẩm đặc sản của từng địa phương tại Việt Nam. Vậy tiêu chuẩn OCOP là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu ngay ngay! 1. Tiêu chuẩn OCOP là gì? Tiêu [...]

08-08-2024

OCOP là gì? - Làm sao để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

OCOP là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi nghe đến chương trình “Mỗi Xã Một Sản Phẩm”. OCOP là một sáng kiến quan trọng nhằm phát triển kinh tế địa phương. Thông qua việc nâng cao chất lượng và giá trị của các sản phẩm đặc trưng. Bài viết này [...]

05-08-2024

Chứng nhận OCOP là gì? Hướng dẫn đầy đủ chi tiết nhất

Chứng nhận OCOP giúp các sản phẩm, dịch vụ của địa phương được công nhận nhận và nâng cao được giá trị của sản phẩm. Được triển khai để thúc đẩy chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm địa phương. Việc có chứng nhận còn mang lại cơ hội phát triển bền [...]