Quy trình chứng nhận HALAL cập nhật mới nhất 2024

Quy trình chứng nhận Halal là một quá trình khoa học, minh bạch. Nhằm đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của luật Hồi giáo. Qua đó, người tiêu dùng Hồi giáo có thể yên tâm lựa chọn sản phẩm. Đồng thời giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và xây dựng lòng tin với khách hàng. Khám phá cùng UCC Việt Nam về quy trình sở hữu chứng nhận Halal với chủ đề Halal nhé!

1. Chứng nhận Halal là gì ?

Chứng nhận Halal là một quá trình đánh giá và xác nhận rằng một sản phẩm, dịch vụ hoặc cơ sở sản xuất tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của luật Hồi giáo. Việc đạt được chứng nhận Halal không chỉ mở ra thị trường tiêu thụ lớn cho các doanh nghiệp, mà còn xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng Hồi giáo về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm.

Quy trình chứng nhận Halal là gì ?
Quy trình chứng nhận Halal là gì ?

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng chỉ HALAL là gì? 5 điều không thể bỏ qua

2. Quy trình chứng nhận Halal

Quy trình sở hữu chứng nhận Halal
Quy trình sở hữu chứng nhận Halal

Bước 1: Chuẩn bị và đăng ký chứng nhận Halal

Để đạt được chứng nhận Halal, doanh nghiệp cần chuẩn bị một hồ sơ đầy đủ bao gồm:

  • Thông tin chung: Tên công ty, địa chỉ, thông tin liên lạc, giấy phép kinh doanh và các giấy tờ pháp lý khác.
  • Thông tin sản phẩm: Danh mục sản phẩm cần chứng nhận. Thành phần nguyên liệu chi tiết (đặc biệt chú ý đến các thành phần có nguồn gốc từ động vật). Quy trình sản xuất, công nghệ chế biến và sơ đồ lưu đồ sản xuất.
  • Chứng chỉ và giấy tờ thông tin liên quan quy trình:
    • Chứng chỉ xuất xứ nguyên liệu: Đảm bảo tất cả nguyên liệu đều hợp lệ. Và không chứa các thành phần bị cấm trong luật Hồi giáo.
    • Hồ sơ kiểm soát chất lượng: Các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, hệ thống quản lý chất lượng (ISO, HACCP…). Và các báo cáo kiểm nghiệm sản phẩm.
    • Chứng chỉ Halal của các nhà cung cấp nguyên liệu (nếu có).
  • Quy trình giết mổ động vật: Đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, doanh nghiệp phải cung cấp thông tin chi tiết về quy trình giết mổ. Đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của luật Hồi giáo.

Sau khi hoàn thiện hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành đăng ký với cơ quan chứng nhận Halal. Tại đây, các tiêu chuẩn Halal cụ thể sẽ được xác định rõ ràng. Bao gồm cả các tiêu chuẩn chung và các tiêu chuẩn đặc thù của từng sản phẩm.

Bước 2: Kiểm tra và đánh giá quy trình chứng nhận Halal

Sau khi hồ sơ đăng ký được tiếp nhận, cơ quan chứng nhận sẽ tiến hành kiểm tra. Sau đó đánh giá toàn diện các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Quá trình này nhằm đảm bảo rằng tất cả các quy trình. Từ khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào đến khâu đóng gói và phân phối sản phẩm cuối cùng. Tất cả đều tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn Halal.

Cụ thể, cơ quan chứng nhận sẽ:

  • Kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu: Đánh giá tính hợp pháp và nguồn gốc của tất cả các nguyên liệu đầu vào, đảm bảo chúng không chứa các thành phần bị cấm trong luật Hồi giáo (như thịt lợn, máu, rượu…).
  • Đánh giá quy trình sản xuất: Kiểm tra chi tiết các công đoạn sản xuất, từ khâu sơ chế nguyên liệu đến khâu đóng gói, bảo quản và vận chuyển. Đảm bảo rằng không có sự lẫn lộn hoặc ô nhiễm chéo giữa các sản phẩm Halal và không Halal.
  • Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng: Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp, bao gồm các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, hệ thống HACCP, và các tiêu chuẩn Halal khác.
  • Kiểm tra cơ sở vật chất: Đánh giá cơ sở vật chất sản xuất, đảm bảo các khu vực sản xuất, kho chứa và các thiết bị đều được phân chia rõ ràng và đảm bảo vệ sinh

Bước 3: Kiểm tra và xác nhận tiêu chuẩn Halal

Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá tại cơ sở sản xuất, cơ quan chứng nhận sẽ tiến hành kiểm tra. Và xác nhận cụ thể đối với từng sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp muốn chứng nhận Halal.

Bước 4: Đưa ra chỉnh sửa và cải tiến

Sau khi quá trình kiểm tra và đánh giá hoàn tất, nếu phát hiện bất kỳ sự không phù hợp nào so với các tiêu chuẩn Halal, cơ quan chứng nhận sẽ đưa ra các yêu cầu điều chỉnh và cải tiến.

Doanh nghiệp sẽ được yêu cầu thực hiện các thay đổi cần thiết để đảm bảo rằng tất cả các quy trình sản xuất, từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khâu đóng gói và phân phối, đều tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn Halal.

Bước 5: Theo dõi và đánh giá định kỳ

Việc cấp chứng nhận Halal không phải là quá trình một lần mà là một quá trình liên tục. Sau khi doanh nghiệp được cấp chứng nhận, cơ quan chứng nhận sẽ tiến hành theo dõi và đánh giá định kỳ. Nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp vẫn luôn tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn Halal.

Nếu phát hiện bất kỳ sự không phù hợp nào, cơ quan chứng nhận sẽ yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các biện pháp khắc phục và cải tiến. Việc duy trì chứng nhận Halal đòi hỏi sự cam kết cao từ phía doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn.

3. Tài liệu cần chuẩn bị

Để quá trình chứng nhận Halal diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:

Tài liệu cần chuẩn bị chứng nhận Halal
Tài liệu cần chuẩn bị chứng nhận Halal
  • Đơn đăng ký chứng nhận: Đây là tài liệu bắt buộc, Cung cấp thông tin chi tiết về doanh nghiệp và sản phẩm cần chứng nhận.
  • Giấy phép kinh doanh: Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của doanh nghiệp.
  • Sơ đồ tổ chức: Sơ đồ minh họa rõ ràng cấu trúc tổ chức. Và phân cấp trách nhiệm trong doanh nghiệp.
  • Quy trình sản xuất chi tiết: Mô tả cụ thể từng công đoạn sản xuất.
  • Danh sách nguyên liệu đầu vào: Liệt kê đầy đủ các nguyên liệu sử dụng. Nguồn gốc xuất xứ và các chứng nhận liên quan (nếu có).
  • Kết quả kiểm nghiệm (nếu có): Các báo cáo kiểm nghiệm về chất lượng sản phẩm. Bao gồm cả các chỉ tiêu vi sinh vật.
  • Các chứng chỉ khác: Các chứng chỉ đã đạt được như ISO, HACCP, GMP.
  • Hợp đồng cung cấp nguyên liệu: Hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu. Đảm bảo các nguyên liệu đều đáp ứng tiêu chuẩn Halal.

4. Kết luận

Qua quy trình chứng nhận Halal, các doanh nghiệp đã khẳng định được sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về các sản phẩm Halal. Chứng nhận Halal không chỉ là một giấy tờ. Mà còn là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp trong việc mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

Mẫu chứng chỉ
Mẫu chứng chỉ

Trên đây là những thông tin cần biết về thông tin quy trình chứng nhận Halal. Liên hệ ngay với UCC Việt Nam để được tư vấn nhanh chóng về chứng nhận Halal. Thông qua Hotline 036 790 8639, hoặc email admin@ucc.com.vn. Đội ngũ tư vấn viên UCC Việt Nam sẽ hỗ trợ!

Xem thêm: Thực phẩm HALAL là gì – 04 tiêu chí không thể bỏ qua

Xem thêm: Chứng nhận HALAL là gì? 5 điều không thể bỏ qua

Tin tức liên quan

16-08-2024

Tiêu chuẩn HALAL - Top 5 quy định cần áp dụng

Tiêu chuẩn Halal là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về các quy định của thực phẩm Halal. Lợi ích của việc tiêu dùng thực phẩm Halal và cách lựa chọn sản phẩm Halal uy tín. Cùng UCC Việt Nam điểm qua 5 quy định chính trong tiêu chuẩn Halal nhé! 1. Tiêu [...]

12-08-2024

Halal là gì ? Xu hướng tiêu dùng mới cho người Việt

Halal là gì ? Tại sao xu hướng tiêu dùng Halal lại phát triển mạnh mẽ đến vậy? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Halal. Lợi ích của tiêu chuẩn Halal. Và cơ hội mà nó mang lại cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Cùng UCC Việt Nam tìm [...]

30-07-2024

7 Nguyên tắc 12 bước HACCP chi tiết từ A đến Z

7 nguyên tắc 12 bước HACCP ? Bạn đã bao giờ nghe đến HACCP chưa? HACCP là một hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm. Giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất đến khi tiêu thụ. Hôm nay, cùng UCC Việt Nam tìm hiểu về những nguyên tắc [...]

22-07-2024

Sự khác nhau giữa HACCP và ISO 22000

Sự khác nhau giữa HACCP và ISO 22000 ? Chúng đều là những tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Liệu bạn nắm rõ sự khác biệt giữa hai chứng nhận này hay chưa? Tuy nhiên, hai tiêu chuẩn này có một số điểm khác biệt. Cùng UCC Việt Nam tìm [...]

15-07-2024

Chứng nhận HACCP thực phẩm - 4 lợi ích không thể bỏ qua

Chứng nhận HACCP thực phẩm là minh chứng cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả được áp dụng trên toàn thế giới. Việc áp dụng HACCP giúp doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và góp phần [...]

20-05-2024

Chứng nhận FDA pate đóng hộp - Đăng ký nhanh gọn

Chứng nhận FDA pate đóng hộp là chứng nhận quan trọng cần có để xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường Mỹ. Bạn đang tìm kiếm các thông tin về xuất khẩu pate sang Mỹ? Cùng UCC Việt Nam tìm hiểu quy trình đăng ký FDA và các thủ tục cần có để thuận [...]

17-04-2024

Chứng nhận FDA trà sấy Việt và hành trình từ núi cao đến Mỹ

Cũng giống như hầu hết các mặt hàng nông sản khác tại Việt Nam. Bước đầu tiên để trà Việt có thể nhập khẩu vào thị trường Mỹ là doanh nghiệp cần đăng ký cơ sở thực phẩm với FDA.