Luật mỹ phẩm MOCRA-Cơ hội hay thách thức cho ngành mỹ phẩm

Trong bài viết này, Công ty UCC VIỆT NAM sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về những khái niệm, quy định của FDA trong bộ luật mỹ phẩm MOCRA. Và xem liệu đó có phải là một cơ hội hay sẽ là một thách thức đáng ngại đối với các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam khi muốn gia nhập thị trường Mỹ.

Tuân thủ luật mỹ phẩm MoCRA
Tuân thủ luật mỹ phẩm MoCRA

1. Luật mỹ phẩm MoCRA của FDA là gì?

Đạo luật Hiện đại hóa Quy định về Mỹ phẩm (MoCRA – Modernization of Cosmetics Regulation Act of 2022) là Đạo luật Hiện đại hóa Quy định về Mỹ phẩm của năm 2022. Đánh dấu sự mở rộng quyền lực quan trọng nhất của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA – Food and Drug Administration) trong việc quản lý mỹ phẩm kể từ khi Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm Liên bang (FD&C – Food, Drug and Cosmetic) được thông qua vào năm 1938. MoCRA trao cho (FDA) nhiều quyền hạn hơn để giám sát ngành công nghiệp mỹ phẩm. Đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm.

Một trong những thách thức lớn nhất mà các công ty mỹ phẩm phải đối mặt là đáp ứng các yêu cầu và quy định nghiêm ngặt của FDA. Nguyên tắc cơ bản của FDA là bảo vệ sức khỏe công chúng. Bằng cách đảm bảo rằng các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả.

2. Quy trình đăng ký cơ sở mỹ phẩm với FDA

Luật Hiện đại hóa Quản lý Mỹ phẩm (MoCRA) yêu cầu các cơ sở sản xuất hoặc chế biến mỹ phẩm được phân phối tại Mỹ phải đăng ký với FDA và gia hạn đăng ký hai năm một lần.

Quy trình đăng ký bao gồm các bước sau:

Quy trình đăng ký mỹ phẩm với FDA
Quy trình đăng ký mỹ phẩm với FDA

Bước 1: Tiếp nhận thông tin đăng ký của khách hàng và cung cấp thông tin đăng ký với FDA

Thông tin cần có khi đăng ký với FDA bao gồm:

  • Tên và địa chỉ cơ sở;
  • Người chịu trách nhiệm và những thông tin liên quan;
  • Loại hình hoạt động của cơ sở;
  • Danh sách các sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất hoặc chế biến tại cơ sở;

Bước 2: Lựa chọn đại diện U.S Agent

U.S Agent là cá nhân hoặc tổ chức có địa chỉ thường trú tại Hoa Kỳ được ủy quyền bởi một công ty nước ngoài để đại diện cho họ trong các vấn đề liên quan đến FDA

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Đại diện Mỹ- vai trò trong làm thủ tục chứng nhận FDA

Bước 3: Đăng ký số DUNS và mã FEI định danh doanh nghiệp

Mã số DUNS FEI là 2 mã định danh doanh nghiệp bắt buộc phải có khi đăng ký cơ sở mỹ phẩm với FDA. Thông tin về doanh nghiệp thể hiện ở hồ sơ đăng ký hai mã số này phải đồng nhất và không có sai lệch.

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Đăng ký mã số duns? chìa khóa mở cửa cho các giao dịch quốc tế

Bước 4: Đăng ký cơ sở mỹ phẩm FDA

Là quy trình bắt buộc. Giúp FDA xác định và giám sát các cơ sở sản xuất mỹ phẩm. Đảm bảo các cơ sở sản xuất mỹ phẩm tuân thủ các quy định của FDA.

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng Nhận FDA Mỹ Phẩm - Lợi ích và quy trình cấp chứng nhận

Bước 5: Tiếp nhận mã số FDA và nhận chứng chỉ

FDA sẽ xem xét hồ sơ đăng ký của bạn và có thể yêu cầu thêm thông tin

Sau khi được phê duyệt, bạn sẽ nhận được thông báo đăng ký từ FDA

3. Niêm yết sản phẩm theo luật mỹ phẩm MoCRA

MoCRA yêu cầu các cơ sở sản xuất hoặc chế biến mỹ phẩm được phân phối tại Hoa Kỳ phải niêm yết từng sản phẩm mỹ phẩm với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Mục đích của việc niêm yết sản phẩm:

  • Giúp FDA xác định và giám sát các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường;
  • Đảm bảo các sản phẩm mỹ phẩm tuân thủ các quy định của FDA;
  • Giúp FDA truy xuất nguồn gốc sản phẩm mỹ phẩm trong trường hợp xảy ra vấn đề về an toàn;

Thông tin cần niêm yết:

  • Tên sản phẩm;
  • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, đóng gói, phân phối, hoặc nhập khẩu;
  • Danh sách thành phần;
  • Mã số đăng ký cơ sở;
  • Mã số lô sản xuất;
  • Ngày sản xuất;
  • Hạn sử dụng;
  • Hướng dẫn sử dụng;
  • Cảnh báo;
  • Thông tin liên hệ;

4. Những quy định về ghi nhãn theo luật mỹ phẩm MoCRA

4.1 Khái niệm nhãn

Nhãn mỹ phẩm là bản in, bản vẽ, bản viết, bản chụp của chữ, hình ảnh được dán, đúc, đính, in, khắc, chạm trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hay trên các chất liệu khác được gắn trên bao bì thương phẩm của hàng hóa.

Ghi nhãn mỹ phẩm là thể hiện nội dung cơ bản cần biết về mỹ phẩm lên nhãn để người dùng thấy, nhận biết, làm căn cứ lựa chọn và sử dụng. Làm căn cứ để cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm soát, kiểm tra và để nhà sản xuất kinh doanh quảng bá cho hàng hóa của mình.

4.2 Hướng dẫn ghi nhãn mỹ phẩm theo luật mỹ phẩm MoCRA

Vị trí dán nhãn mỹ phẩm

Theo quy định của FDA, nhãn mỹ phẩm phải được dán ở vị trí dễ nhìn, dễ đọc và không bị che khuất.

Dưới đây là một số vị trí phổ biến để dán nhãn mỹ phẩm:

  • Mặt trước của sản phẩm: Đây là vị trí dễ nhìn nhất. Và thường được sử dụng để dán nhãn chính của sản phẩm. Bao gồm tên sản phẩm, tên thương hiệu, logo, thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng, v.v.
  • Mặt sau của sản phẩm: Vị trí này thường được sử dụng để dán thông tin chi tiết hơn về sản phẩm. Chẳng hạn như danh sách đầy đủ các thành phần, cảnh báo, hạn sử dụng, thông tin nhà sản xuất, v.v.
  • Đáy của sản phẩm: Vị trí này có thể được sử dụng để dán mã vạch, mã QR hoặc các thông tin khác.

Trường hợp không thể hoặc không được mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn. Và nhãn phải hiển thị, trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc.

Lưu ý khi ghi nhãn mỹ phẩm
Lưu ý khi ghi nhãn mỹ phẩm

Hình thức và nội dung của nhãn

Kích thước của nhãn mỹ phẩm phải phù hợp với kích thước của sản phẩm. Và phải đảm bảo rằng tất cả thông tin bắt buộc đều được hiển thị rõ ràng, dễ dàng đọc bằng mắt thường.

Font chữ: Sử dụng font chữ dễ nhìn, dễ đọc bằng mắt thường.

Màu sắc: Màu sắc của nhãn phải tương phản với màu nền của sản phẩm để đảm bảo dễ đọc.

Ngôn ngữ: Nhãn mỹ phẩm phải được ghi bằng tiếng Anh và có thể được ghi thêm bằng các ngôn ngữ khác.

Kích thước chữ: Kích thước chữ phải đủ lớn để dễ đọc, tối thiểu là 8 điểm.

Nội dung của nhãn và nhãn phụ (nếu có) phải rõ ràng, chính xác, trung thực. Và phản ánh đúng tính năng của sản phẩm.

Những thông tin bắt buộc trên Nhãn

Những thông tin sau là thông tin bắt buộc phải ghi trên nhãn:

  • Tên và chức năng của mỹ phẩm;
  • Danh sách thành phần và công thức đầy đủ của mỹ phẩm;

Lưu ý: những chất sau đây không được coi là thành phần của mỹ phẩm: tạp chất trong nguyên liệu, nguyên liệu phụ sử dụng vì mục đích kỹ thuật, dung môi hoặc chất mang các thành phần tạo mùi.

  • Khối lượng tịnh;
  • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, đóng gói, phân phối, hoặc nhập khẩu;
  • Hướng dẫn sử dụng;
  • Cảnh báo;
  • Mã vạch (UPC);

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Quy định về Nhãn mỹ phẩm theo FD&C: Mọi thứ bạn cần biết

5. Quy định sử dụng Phụ gia mỹ phẩm

FDA có các quy định chặt chẽ về việc sử dụng phụ gia trong mỹ phẩm. Mục đích của các quy định này là đảm bảo rằng các sản phẩm mỹ phẩm an toàn cho người sử dụng. Và không gây ra bất kỳ tác hại nào cho sức khỏe.

Việc sử dụng phụ gia màu đúng theo quy định đảm bảo cho việc lưu hành sản phẩm tại Hoa Kỳ. Nếu vi phạm những lỗi này, lô hàng có thể bị thu hồi và doanh nghiệp có khả năng phải gánh chịu các cảnh báo từ FDA. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến những sản phẩm đang lưu hành tại thị trường mà còn có thể ảnh hưởng đến việc thông quan các lô hàng sau này.

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Giải mã Phụ gia chất màu sử dụng trong mỹ phẩm: Lợi hay Hại?

6. Hỏi đáp xoay quanh luật mỹ phẩm MoCRA

Dưới đây là một số câu hỏi của khách hàng mong muốn được phía bên công ty UCC Việt Nam tư vấn. Dưới đây là phần trả lời sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này:

Câu hỏi 1: “Sản phẩm của tôi có phải đăng ký FDA Mỹ Phẩm hay không?”

Theo quy định mới, từ ngày 27 tháng 3 năm 2023. FDA đã chính thức thông báo ngừng tiếp nhận và xử lý các hồ sơ đăng ký mới cho Chương trình Đăng ký Cơ sở Mỹ phẩm Tự nguyện. Thay thế cho việc này là hệ thống mới mang tên: Hiện đại hóa Đạo luật quản lý mỹ phẩm năm 2022 (MoCRA)

Theo đó, hệ thống mới này yêu cầu tất cả các cơ sở sản xuất, đóng gói và phân phối mỹ phẩm tại Hoa Kỳ phải đăng ký với FDA phải cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động kinh doanh.

Vậy nên, để sản phẩm của khách hàng có thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Thì bắt buộc phải đăng ký FDA mỹ phẩm. Ngoài ra, nếu khách hàng không xuất khẩu. Thì vẫn có thể đăng ký FDA mỹ phẩm để có thể tăng độ tin cậy cho sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh…

Câu hỏi 2: “Tôi là hộ kinh doanh mỹ phẩm thì có được đăng ký FDA Mỹ phẩm không?”

Trường hợp hộ kinh doanh mỹ phẩm thì không được phép đăng ký FDA. Vì:

Yêu cầu pháp lý:

FDA chỉ chấp nhận đơn đăng ký từ các doanh nghiệp được đăng ký hợp pháp dưới dạng công ty hoặc tổ chức. Hộ kinh doanh không đáp ứng yêu cầu này.

Luật pháp Hoa Kỳ quy định các yêu cầu cụ thể về trách nhiệm pháp lý. Và tài chính đối với các tổ chức đăng ký sản phẩm với FDA. Hộ kinh doanh thường không có khả năng đáp ứng các yêu cầu này.

UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp

7. Cơ hội và thách thức của tuân thủ luật Mỹ phẩm MoCRA

Tuân thủ luật FDA Mỹ phẩm MOCRA mang đến cho doanh nghiệp cả cơ hội và thách thức:

Cơ hội và thách thức
Cơ hội và thách thức

7.1 Cơ hội

Tiếp cận thị trường rộng lớn: Việc đăng ký sản phẩm với FDA giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường mỹ phẩm lớn nhất thế giới với hơn 330 triệu dân.

Tăng uy tín thương hiệu: Đăng ký FDA chứng minh sự tuân thủ của doanh nghiệp đối với các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao. Từ đó nâng cao uy tín và niềm tin của khách hàng.

Lợi thế cạnh tranh: Nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt là trong thị trường mỹ phẩm nội địa Hoa Kỳ.

Cơ hội hợp tác: Mở ra cơ hội hợp tác với các nhà bán lẻ, nhà phân phối lớn tại Hoa Kỳ.

Nâng cao năng lực quản lý: Quá trình đăng ký và tuân thủ FDA thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hệ thống quản lý chất lượng. Đảm bảo sản phẩm an toàn và hiệu quả.

7.2 Thách thức

Quy trình phức tạp: Quy trình đăng ký FDA có thể phức tạp. Và đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, cũng như chi phí.

Chi phí cao: Doanh nghiệp cần đầu tư cho việc thử nghiệm sản phẩm. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký và duy trì hệ thống quản lý chất lượng.

Yêu cầu cao về chất lượng: FDA đặt ra tiêu chuẩn cao về an toàn và chất lượng sản phẩm. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực sản xuất và kiểm soát chất lượng tốt.

Cập nhật liên tục: Doanh nghiệp cần cập nhật thường xuyên các quy định mới của FDA để đảm bảo tuân thủ.

8. Kết luận

Mặc dù tuân thủ luật FDA Mỹ phẩm MOCRA có thể mang đến nhiều thách thức. Nhưng cơ hội tiềm năng mà nó mang lại là rất lớn. Doanh nghiệp cần đánh giá kỹ lưỡng khả năng đáp ứng các yêu cầu của FDA trước khi quyết định đăng ký. Việc tuân thủ FDA sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Và mở rộng thị trường và phát triển bền vững.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty TNHH UCC VIỆT NAM về Tuân thủ luật FDA về mỹ phẩm MoCRA. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc gì trong quá trình tham khảo những nội dung trên. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ DỊCH VỤ

CÔNG TY TNHH UCC VIỆT NAM
Văn phòng TP.HCM: 401/30 Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, Tp.HCM.
Văn phòng Đà Nẵng: 188 Nguyễn Tri Phương, Chính Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Email: admin@ucc.com.vn
Liên hệ hotline: 036 790 8639 để được tư vấn và hỗ trợ 
UCC Việt Nam| Dịch vụ của chúng tôi- Giải pháp dành cho bạn!

Tin tức liên quan

23-05-2024

15 Cảnh báo nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ

Bạn đang muốn xuất khẩu thuỷ sản từ Việt Nam sang Hoa Kỳ? Bạn muốn tìm hiểu những nguyên nhân mà doanh nghiệp Việt Nam hay mắc phải dẫn đến bị triệu hồi, thu hồi sản phẩm để có sự chuẩn bị và phòng ngừa. Đừng lo lắng! Bài viết này UCC Việt Nam sẽ [...]

14-05-2024

Lệ phí đăng ký FDA mới nhất năm 2024

Cũng giống như hầu hết các tổ chức khác, FDA cần có nguồn thu tài chính để duy trì hoạt động. Mặc dù FDA có nguồn tài trợ không nhỏ từ Quốc hội, nhưng nguồn tài trợ này dường như là không đủ để duy trì hoạt động của FDA. Chính vì vậy, Luật liên [...]

06-05-2024

Top 5 đơn vị đăng ký chứng nhận FDA Hoa Kỳ uy tín

Mỹ là một thị trường xuất khẩu tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạch đó, thị trường này cũng có những yêu cầu nghiêm ngặt về việc quản lý hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài. Đăng ký chứng nhận FDA Hoa Kỳ là một trong những bước quan trọng đầu tiên [...]

24-04-2024

Bảng Nutrition Facts và những thay đổi mới nhất của FDA

Bảng Nutrition Facts là một khái niệm còn khá xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Nhưng đối với thị trường Mỹ và một số quốc gia thì đây được xem là một trong những thông tin quan trọng và bắt buộc phải có trên nhãn sản phẩm. Nó giúp cung cấp các thông [...]

19-04-2024

Mã số FEI - Mã định danh doanh nghiệp của FDA

Nhằm tạo điều kiện cho việc xử lý các hoạt động trong các bộ phận khác nhau của FDA. Thông tin được gửi phải chính xác và đầy đủ nhất có thể. Nhất là thông tin trong việc nhập khẩu các sản phẩm do FDA quản lý. Cổng FEI được phát triển để hỗ trợ các công ty xác định FEI được liên kết với một địa chỉ cụ thể

14-08-2024

Tiêu chuẩn ISO 22716 - Thực hành sản xuất tốt trong Mỹ phẩm

Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, chất lượng và an toàn luôn là những yếu tố hàng đầu được người tiêu dùng quan tâm. Tiêu chuẩn ISO 22716 ra đời nhằm hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) cho các doanh nghiệp mỹ phẩm. Đảm bảo rằng mỗi sản phẩm đều đáp ứng các [...]

19-06-2024

Chứng nhận FDA cho sữa rửa mặt

Chứng nhận FDA cho sữa rửa mặt là một trong những yếu tố quan trọng, giúp xác nhận sản phẩm đạt chuẩn về an toàn và hiệu quả sử dụng. Tuy nhiên, quy trình để đạt được chứng nhận này không hề đơn giản và đòi hỏi sự hiểu biết chính xác về các quy [...]