Quy định sử dụng dấu chứng nhận trên bao bì thực phẩm

Quy định sử dụng dấu chứng nhận trên bao bì thực phẩm và quảng bá thương hiệu đang là vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm. Các yêu cầu thị trường và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi doanh nghiệp cần đạt được những chứng nhận quốc tế nhằm khẳn định chất lượng sản phẩm. Khi đạt được các chứng nhận này, doanh nghiệp cần làm thế nào để người tiêu dùng có thể nhận biết? Câu trả lời chính là thể hiện con dấu chứng nhận lên bao bì sản phẩm. Vậy thể hiện con dấu lên bao bì như thế nào cho đúng?

Bài viết này sẽ tập trung vào việc giới thiệu các quy định liên quan đến việc sử dụng một số dấu chứng nhận quan trọng trên bao bì thực phẩm. Chúng ta sẽ xem xét các nhóm tiêu chuẩn phổ biến, bao gồm ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, ISO 22000, và HACCP. Cùng với các quy định cụ thể về việc quản lý và sử dụng các dấu chứng nhận này.

1. Phân loại các con dấu chứng nhận

Con dấu chứng nhận được phân làm 3 nhóm
Con dấu chứng nhận được phân làm 3 nhóm

Việc sử dụng dấu chứng nhận hiện nay được phân làm 3 nhóm:

Nhóm 1: Tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, môi trường, và an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

Bao gồm các chứng nhận: ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001,…

Việc quản lý dấu chứng nhận và các thông tin chứng nhận trong nhóm này tuân theo quy định của điều khoản 8.3 của tiêu chuẩn ISO 17021-1:2015.

Nhóm 2: Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Nhóm này gồm chứng nhận: ISO 22000. Áp dụng cho tất cả các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất đến tiêu thụ.

Nhóm tiêu chuẩn này tuân thủ điều khoản 8 của tiêu chuẩn ISO 22003-1:2022. Quy định các yêu cầu đối với các cơ quan chứng nhận cung cấp dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Nhóm 3: HACCP và các tiêu chuẩn chứng nhận sản phẩm khác

Nhóm này bao gồm tiêu chuẩn HACCP. Và các tiêu chuẩn chứng nhận sản phẩm khác liên quan đến an toàn và chất lượng thực phẩm.

Việc quản lý và cấp dấu chứng nhận trong nhóm này tuân thủ theo điều khoản 7.9 của tiêu chuẩn ISO 17065:2013. Quy định các yêu cầu đối với các cơ quan chứng nhận sản phẩm.

2. Quy Định sử dụng dấu chứng nhận trên bao bì thực phẩm

2.1. Quy định sử dụng con dấu cho chứng nhận nhóm 1

Không được sử dụng con dấu nhóm 1 trên bao bì
Không được sử dụng con dấu nhóm 1 trên bao bì

ISO 9001: Tiêu chuẩn này thiết lập các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng. Cũng như đảm bảo sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

ISO 14001: Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường.

ISO 45001:  Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Căn cứ vào điều khoản 8.3 của Tiêu chuẩn ISO 17021-1:2015 thì:

  • Không được sử dụng các dấu, logo của các chứng nhận ISO này trên sản phẩm hay bao bì sản phẩm.
  • Không được sử dụng các dấu, logo của các chứng nhận ISO trong các báo cáo. Bao gồm báo cáo kết quả thử nghiệm, kết quả, hay giấy chứng nhận nào
  • Trường hợp muốn ghi trên bao bì sản phẩm bải đảm bảo đủ 3 yếu tố được nêu tại điều khoản 8.3.3.

Ví dụ: Sản phẩm/công ty…đã được [tổ chức chứng nhận] chứng nhận hệ thống quản lý [chất lượng/môi trường] phù hợp [ tiêu chuẩn ISO…]

2.2. Sử dụng con dấu cho các chứng nhận nhóm 2

Quy định sử dụng con dấu các chứng nhận nhóm 2
Quy định sử dụng con dấu các chứng nhận nhóm 2

ISO 22000: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu để thiết lập một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả. Giúp các tổ chức kiểm soát các mối nguy an toàn thực phẩm. Cũng như đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng là an toàn cho người tiêu dùng.

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Hướng dẫn chi tiết Chứng nhận ISO 22000

Lưu ý: FSMS là viết tắt của Food Safety Management System – Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm.

Căn cứ vào điều khoản 8.3 và 8.4 của Tiêu chuẩn ISO 22003-1:2022 thì:

  • Không được sử dụng các dấu, logo của chứng nhận FSMS trên sản phẩm hay bao bì sản phẩm.
  • Không được phép ghi bất kì tuyên bố nào trên bao bì sản phẩm.

2.3. Quy định sử dụng con dấu cho chứng nhận nhóm 3

Được phép in con dấu và logo các chứng nhận nhóm 3 lên bao bì sản phẩm
Được phép in con dấu và logo các chứng nhận nhóm 3 lên bao bì sản phẩm

HACCP: Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Cũng như đánh giá và kiểm soát các mối nguy an toàn thực phẩm. HACCP tập trung vào việc phòng ngừa hơn là kiểm tra sản phẩm cuối cùng.

Các tiêu chuẩn chứng nhận sản phẩm khác. Bao gồm các tiêu chuẩn khác nhau liên quan đến chứng nhận sản phẩm thực phẩm. Như chứng nhận sản phẩm hữu cơ, không biến đổi gen (Non-GMO), thực phẩm an toàn. Và nhiều tiêu chuẩn khác tùy thuộc vào yêu cầu của từng thị trường và người tiêu dùng.

Căn cứ vào điều khoản 7.9 của Tiêu chuẩn ISO ISO 17065: 2013 thì:

Được phép sử dụng các dấu, logo của các chứng nhận này trên sản phẩm và bao bì sản phẩm. Tuy nhiên phải được giám sát và tuân thủ quy định của tổ chức ban hành.

Ví dụ: Trong các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ USDA thì:

Nếu tất cả thành phẩn, phương pháp sản xuất và chế biến là hữu cơ. Thì được sử dụng logo, nhãn của USDA và được ghi: “100% organic”.

Nếu sản phẩm có trên 95% thành phần hữu cơ và 5% phi hữu cơ trong danh mục được phép sử dụng. Thì được sử dụng logo, nhãn của USDA và được ghi: ”organic”.

Nếu sản phẩm có từ 70% thành phần hữu cơ trở lên. Thì không được sử dụng logo, nhãn của USDA và  được ghi nhãn: ”made with organic”.

Nếu sản phẩm có dưới 70% thành phần hữu cơ nhưng đa phần thành phần sản phẩm là hữu cơ. Thì không được sử dụng logo, nhãn của USDAvà được ghi: ”specific organic ingredients”.

3. Tổng kết

Việc thể hiện con dấu chứng nhận trên nhãn hay bao bì sản phẩm là vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp nên quan tâm. Điều này giúp tăng uy tín của sản phẩm trong mắt người tiêu dùng và thể hiện được chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ và thể hiện các con dấu này trên nhãn một cách đúng theo quy định.

UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp

Tin tức liên quan

13-08-2024

Chứng nhận HALAL là gì? 5 điều không thể bỏ qua

Chứng nhận Halal là gì ? Bạn muốn khẳng định vị thế và tăng cường lòng tin của khách hàng ? Chứng nhận Halal là một cách hiệu quả giúp bạn làm điều đó. Halal không chỉ đơn thuần là một nhãn mác sản phẩm, mà còn là một biểu tượng của sự tinh khiết [...]

09-08-2024

Chứng nhận ISO 9001 là gì? Tất cả những gì bạn cần biết

Chứng nhận ISO 9001 là gì, bạn đã biết chưa? Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, việc sở hữu một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Điều này giúp đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và tối ưu hóa [...]

28-06-2024

Chứng nhận Vegan là gì? Tìm hiểu về các tiêu chuẩn hiện có

Chứng nhận Vegan là gì? Tại sao cần có chứng nhận Vegan? Sử dụng các sản phẩm có dấu chứng nhận Vegan có tốt không? Đây là những câu hỏi phổ biến khi nhắc đến chứng nhận Vegan. Cùng UCC Việt Nam trả lời các câu hỏi tên qua bài viết sau đây. 1. Vegan [...]

29-05-2024

Chì trong thực phẩm và dụng cụ chứa thực phẩm

Chì là một kim loại độc tồn tại trong tự nhiên và có khả năng gây tổn hại cho hệ thần kinh. Kim loại chì mềm và có màu xám. Có khả năng cố định màu và tạo được nhiều màu sắc khác nhau nên được sử dụng nhiều trong ngành mỹ phẩm, pha sơn, [...]

21-05-2024

Biểu tượng an toàn thực phẩm: Giải mã các ký hiệu trên bao bì

Chắc hẳn đã hơn 1 lần bạn nhìn thấy các ký hiệu kì lại trên nhãn sản phẩm. Các ký hiệu này được gọi là biểu tượng an toàn thực phẩm. Mỗi biểu tượng này sẽ có một ý nghĩa riêng. Hãy cùng UCC Việt Nam tìm hiểu ý nghĩa đằng sau những biểu tượng [...]