Chứng nhận Global GAP- Cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam?

Chứng nhận Global GAP giúp doanh nghiệp nâng tầm sản phẩm nông sản, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và chinh phục thị trường xuất khẩu tiềm năng.

Vậy Global GAP là gì? Lợi ích của việc áp dụng Global GAP đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng ra sao? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về chứng nhận Global GAP.

Chứng nhận Global GAP

1. Khái niệm

GLOBAL GAP là gì?

GLOBAL GAP là viết tắt của Good Agricultural Practices, bộ tiêu chuẩn quốc tế về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Tiêu chuẩn này được xây dựng để đảm bảo sản xuất nông nghiệp an toàn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, sức khoẻ cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

Mã số Global GAP (GGN) là một số gồm 13 chữ số duy nhất được cấp cho mỗi nhà sản xuất hoặc thành viên của nhóm nhà sản xuất đã đăng ký Global GAP. Để tra cứu thêm thông tin về nhà sản xuất và sản được cấp chứng nhận, người tiêu dùng có thể truy cập vào https://database.globalgap.org/globalgap/search/SearchMain.faces và nhập mã số GGN.

Global GAP là gì?
Global GAP là gì?

Hiện nay, hệ thống tiêu chuẩn Global GAP này được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp bao gồm 3 lĩnh vực:

  • Trồng trọt
  • Chăn nuôi
  • Thuỷ sản

Chứng nhận GLOBAL GAP là gì?

Chứng nhận GLOBAL GAP được cấp bởi tổ chức chứng nhận Global GAP có thẩm quyền và có giá trị trên toàn thế giới. Chứng nhận được cấp cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn Global Gap.

2. Tại sao nên chọn UCC Việt Nam để chứng nhận Global GAP

Là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng nhận uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng nhận Global GAP. UCC Việt Nam được ủy quyền bởi tổ chức Global GAP để đánh giá và cấp chứng nhận cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

✅ Tiết kiệm chi phí và thời gian: Quy trình đánh giá và cấp chứng nhận ngay tại Việt Nam giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại, lưu trú. Rút ngắn thời gian đánh giá và cấp chứng nhận.

✅ Nâng cao uy tín thương hiệu: Chứng nhận Global GAP mới nhất được cấp theo phiên bản V6 là minh chứng cho chất lượng sản xuất đảm bảo an toàn. Qua đó giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với khách hàng.

Dịch vụ hỗ trợ tận tâm: Hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác.

3. Quy trình cấp chứng nhận Global GAP

Bước 1: Lựa chọn tổ chức chứng nhận (CB)

– Cần lựa chọn một tổ chức chứng nhận (CB) được Global GAP uỷ quyền để đánh giá và cấp chứng nhận cho cơ sở sản xuất của bạn. Danh sách các CB được cập nhật trên trang web của Global GAP: https://www.globalgap.org/

Bước 2: Xây dựng hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn Global GAP

– Thiết lập hệ thống quản lý hồ sơ để lưu trữ đầy đủ các tài liệu liên quan đến hoạt động sản xuất. Việc lưu trữ bao gồm hồ sơ kiểm tra, hồ sơ đào tạo, hồ sơ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,…

– Chỉ định người chịu trách nhiệm quản lý hệ thống Global GAP.

Bước 3: Tiến hành thực hiện quy trình sản xuất

– Áp dụng các yêu cầu theo bộ tiêu chuẩn của Global GAP vào thực tế sản xuất

– Tiến hành ghi chép và lưu trữ đầy đủ hồ sơ trong quá trình sản xuất

– Thực hiện theo dõi và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của Global GAP.

Quy trình chứng nhận Global GAP
Quy trình chứng nhận Global GAP

Bước 4: Đánh giá sơ bộ

– CB sẽ đánh giá ban đầu dựa trên hồ sơ đăng ký để xác định xem doanh nghiệp có đủ điều kiện để được chứng nhận hay không.

– Các tiêu chí đánh giá bao gồm:

  • Khả năng đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn Global GAP
  • Hệ thống quản lý an toàn chất lượng thực phẩm
  • Hệ thống truy xuất nguồn gốc
  • Thực hiện sản xuất nông nghiệp bền vững

Bước 5: Đánh giá chính thức

– CB sẽ tiến hành đánh giá chính thức tại trang trại/nhà máy của doanh nghiệp/tổ chức.

– Đánh giá chính thức bao gồm:

  • Kiểm tra tài liệu
  • Quan sát hoạt động sản xuất
  • Phỏng vấn nhân viên
  • Thu thập mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm

Bước 6: Cấp chứng nhận

– Nếu doanh nghiệp đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn Global GAP, CB sẽ cấp chứng nhận Global GAP. Chứng nhận có giá trị trong vòng 1 năm.

Bước 7: Đánh giá và tái cấp chứng nhận

– Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện giám sát đánh giá định kỳ để đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn Global GAP. Và sẽ tiến hành tái cấp lại chứng nhận khi hết hạn.

UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp

4. Yêu cầu để đánh giá các tiêu chuẩn Global GAP

– Đảm bảo an toàn thực phẩm: Áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP). Hoặc hệ thống quản lý an toàn chất lượng thực phẩm (QMS). Để kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, đảm bảo vệ sinh cơ sở sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

– Bảo vệ môi trường: Bảo vệ nguồn nước và đất đai, quản lý và xử lý chất thải hiệu quả.

– Truy xuất nguồn gốc: Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, ghi chép đầy đủ các thông tin trong quá trình sản xuất.

– Sức khoẻ và an toàn lao động: Đảm bảo môi trường làm việc an toàn và tuân thủ các quy định về sức khoẻ và an toàn cho người lao động.

Giấy chứng nhận Global GAP
Mẫu giấy chứng nhận

5. Lợi ích của chứng nhận Global GAP

– Lợi ích đối với nhà sản xuất

  • Sản phẩm đạt chuẩn Global GAP được người tiêu dùng tin tưởng, tạo dựng uy tín cho thương hiệu trên thị trường.
  • Tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thị trường.
  • Tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, giúp sản phẩm đạt chất lượng cao, tạo lòng tin với khách hàng.
  • Hạn chế các rủi ro liên quan đến quá trình sản xuất, an toàn thực phẩm.

– Lợi ích đối với người tiêu dùng

  • Sử dụng các sản phẩm an toàn hạn chế tối đa việc sử dụng hoá chất độc hại đảm.
  • Người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm đạt chuẩn Global GAP.

6. So sánh chứng nhận Global GAP và chứng nhận VietGAP

So sánh chứng nhận giữa Global GAP và VietGAP
So sánh chứng nhận giữa Global GAP và VietGAP

– Giống nhau

  • Là những tiêu chuẩn liên quan đến quy định Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
  • Đều được áp dụng trong lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản
  • Đều là tiêu chuẩn mang tính tự nguyện của doanh nghiệp
  • Cả hai cùng có mục đích là tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn. Mang lại những giá trị lợi ích cho nhà sản xuất và người tiêu dùng

– Khác nhau

  Chứng nhận Global GAP Chứng nhận VietGAP
Phạm vi Toàn cầu Việt Nam
Tiêu chí Đáp ứng 252 tiêu chí:

·      36 tiêu chí tuân thủ bắt buộc 100%

·      127 tiêu chí tuân thủ 95%

·      89 tiêu chí được khuyến nghị nên thực hiện

Đáp ứng 70 tiêu chí:

·      Kỹ thuật sản xuất

·      An toàn thực phẩm

·      Môi trường làm việc

·      Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Thời hạn 1 năm 3 năm
Cách nhận biết chứng nhận Giấy chứng nhận được dán mã số Global Gap (GGN) Giấy chứng nhận cùng với con dấu chất lượng sản phẩm

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận VietGAP: Nâng tầm thương hiệu nông sản

Với chứng nhận Global GAP, doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường mới và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao nhất. Liên hệ ngay với UCC Việt Nam hôm nay để tìm hiểu và được hỗ trợ thêm về chứng nhận Global GAP.

UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ DỊCH VỤ

CÔNG TY TNHH UCC VIỆT NAM
Văn phòng TP.HCM: 401/30 Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, Tp.HCM.
Văn phòng Đà Nẵng: 188 Nguyễn Tri Phương, Chính Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Email: admin@ucc.com.vn
Liên hệ hotline: 036 790 8639 để được tư vấn và hỗ trợ 
UCC Việt Nam| Dịch vụ của chúng tôi- Giải pháp dành cho bạn!

Tin tức liên quan

15-08-2024

Tiêu chuẩn OCOP là gì? - Những điều cần biết về sản phẩm OCOP

Tiêu chuẩn OCOP đóng vai trò quan trọng trong việc định vị và phát triển các sản phẩm đặc sản của từng địa phương tại Việt Nam. Vậy tiêu chuẩn OCOP là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu ngay ngay! 1. Tiêu chuẩn OCOP là gì? Tiêu [...]

08-08-2024

OCOP là gì? - Làm sao để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

OCOP là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi nghe đến chương trình “Mỗi Xã Một Sản Phẩm”. OCOP là một sáng kiến quan trọng nhằm phát triển kinh tế địa phương. Thông qua việc nâng cao chất lượng và giá trị của các sản phẩm đặc trưng. Bài viết này [...]

27-05-2024

Quy định sử dụng dấu chứng nhận trên bao bì thực phẩm

Quy định sử dụng dấu chứng nhận trên bao bì thực phẩm và quảng bá thương hiệu đang là vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm. Các yêu cầu thị trường và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi doanh nghiệp cần đạt được những chứng nhận quốc tế nhằm khẳn [...]

24-05-2024

Xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Mỹ- những yêu cầu của USDA

Xuất khẩu trái cây là vấn để đang được Nhà nước và các cơ quan quản lý vô cùng quan tâm. Việt Nam là một nước có khí hậu thích hợp để trồng rất nhiều loại trái cây nhiệt đới. Tuy sản lượng và chất lượng trái cây hằng năm rất cao nhưng vấn đề [...]