Chứng nhận hữu cơ Châu Âu - Lợi ích và quy trình đăng ký

Bạn đang tìm kiếm cách để nâng tầm thương hiệu và khẳng định chất lượng sản phẩm? Chứng nhận hữu cơ Châu Âu (EU Organic) chính là chìa khóa cho mục tiêu của bạn. Với tiêu chuẩn khắt khe và uy tín toàn cầu, EU Organic là minh chứng cho cam kết của bạn về sản phẩm an toàn.

Hãy cùng UCC Việt Nam tìm hiểu ngay về chứng nhận hữu cơ Châu Âu!

Chứng nhận hữu cơ Châu Âu
Chứng nhận hữu cơ Châu Âu

1. Khái niệm

Tiêu chuẩn hữu cơ là gì?

Tiêu chuẩn hữu cơ là bộ tiêu chuẩn tập hợp các quy định nghiêm ngặt về sản xuất, chế biến và ghi nhãn sản phẩm. Nhằm đảm bảo sản phẩm được sản xuất theo quy trình, không sử dụng hóa chất độc hại và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Tiêu chuẩn hữu cơ là gì?
Tiêu chuẩn hữu cơ là gì?

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn hữu cơ được quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041:2017 về Nông nghiệp hữu cơ, bao gồm:

  • TCVN 11041-1:2017 – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
  • TCVN 11041-2:2017 – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ
  • TCVN 11041-3:2017 – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ

Chứng nhận hữu cơ Châu Âu là gì?

Chứng nhận hữu cơ Châu Âu là một hệ thống kiểm soát và chứng nhận được áp dụng cho sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi đạt tiêu chuẩn hữu cơ của EU. Là một trong những chứng nhận hữu cơ uy tín và do Liên minh Châu Âu (EU) quản lý.

Ngày 30-5-2018, Nghị viện Châu Âu và Hội đồng đã ban hành quy định (EC) số 2018/848 về sản xuất hữu cơ và ghi nhãn các sản phẩm hữu cơ và bãi bỏ Quy định của Hội đồng (EC) số 834/2007

2. Mục tiêu của chứng nhận hữu cơ Châu Âu

Chứng nhận hữu cơ Châu Âu (Organic EU) được xây dựng với nhiều mục tiêu, bao gồm:

– Đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng

– Bảo vệ môi trường

– Khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ

– Phát triển nông nghiệp bền vững

– Cải thiện độ phì nhiêu của đất

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận VietGAP: Nâng tầm sản phẩm nông nghiệp

3. Lợi ích của chứng nhận hữu cơ EU

Đối với doanh nghiệp:

  • Tạo niềm tin với khách hàng.
  • Nâng cao giá trị thương hiệu.
  • Mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước EU và quốc tế.
  • Nâng cao giá trị sản phẩm
Logo chứng nhận hữu cơ EU
Logo chứng nhận hữu cơ EU

Đối với người tiêu dùng:

  • An tâm sử dụng sản phẩm an toàn, chất lượng cao.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Đối với môi trường

  • Góp phần bảo vệ môi trường
  • Thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

4. Yêu cầu trong tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu

Quản lý đất đai

– Cấm sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ tổng hợp.

– Áp dụng các biện pháp quản lý đất đai bền vững để duy trì độ phì nhiêu và sức khỏe của đất.

Chăm sóc cây trồng

– Trồng các loại cây phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương để dễ dàng kiểm soát sâu bệnh.

– Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.

Quản lý động vật

– Đảm bảo động vật được chăm sóc trong điều kiện tự nhiên và có đủ không gian sinh hoạt.

– Cung cấp cho động vật thức ăn hữu cơ

– Không sử dụng thuốc tăng trưởng

Chứng nhận EU
Chứng nhận EU

Sản xuất và chế biến

– Sử dụng các phương pháp chế biến thực phẩm truyền thống và thân thiện với môi trường.

– Cấm sử dụng các chất phụ gia, chất bảo quản và chất tạo màu.

– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất và chế biến.

Dán nhãn

– Sản phẩm hữu cơ được phép dán nhãn “EU Organic”

– Nhãn sản phẩm phải tuân thủ các quy định về dán nhãn hữu cơ EU.

5. Quy trình đăng ký chứng nhận hữu cơ EU

Bước 1: Lựa chọn tổ chức chứng nhận

Doanh nghiệp cần lựa chọn tổ chức chứng nhận hữu cơ được công nhận bởi EU. Tổ chức này sẽ kiểm tra và xác nhận rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn hữu cơ của EU.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị tài liệu về quy trình sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu, và các hệ thống quản lý.

Quy trình cấp chứng nhận hữu cơ EU
Quy trình cấp chứng nhận hữu cơ EU

Bước 3: Đánh giá

Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành kiểm tra quy trình sản xuất và sản phẩm để đảm bảo rằng doanh nghiệp có tuân thủ và đáp ứng các tiêu chuẩn hữu cơ EU hay không.

Bước 4: Cấp chứng nhận

Nếu quy trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn hữu cơ EU, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng nhận.

Bước 5: Kiểm tra và giám sát

Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện giám sát định kỳ để đảm bảo doanh nghiệp vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn hữu cơ EU.

UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp

6. Cơ quan chứng nhận hữu cơ Châu Âu uy tín tại Việt Nam

  • Control Union Certifications (CU): Nhóm A, B, C, D, E
  • CERES-Certification of Environmental Standards GmbH: Nhóm A, B, D
  • Bioagricert S.r.l.: Nhóm A, D
  • Ecocert Exotiques SAS: Nhóm A, B, C, D
  • OneCert International: Nhóm A, B, C, D, E
  • Trung tâm nghiên cứu canh tác hữu cơ: Nhóm A, B, C, D

Phân nhóm sản phẩm

Nhóm A: Sản phẩm từ thực vật chưa qua chế biến (trái cây, rau quả, ngũ cốc, hạt…)

Nhóm B: Động vật sống hoặc sản phẩm từ động vật chưa qua chế biến (thịt, sữa, trứng, mật ong…)

Nhóm C: Thủy sản và rong biển

Nhóm D: Sản phẩm từ thực vật và động vật đã qua chế biến (bánh mì, sữa chua, thịt nguội…)

Nhóm E: Thức ăn chăn nuôi hữu cơ

Nhóm F: Vật liệu nhân giống, phân bón và thuốc trừ sâu hữu cơ

7. Lý do nên chọn UCC Việt Nam để được tư vấn chứng nhận hữu cơ Châu Âu

✔️ UCC Việt Nam có kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng nhận hữu cơ và các tiêu chuẩn liên quan.

✔️ Dịch vụ tư vấn chất lượng và cam kết đáng tin cậy.

✔️ UCC Việt Nam hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị tài liệu, kiểm tra và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình chứng nhận.

✔️ Chi phí hợp lý

✔️ Hỗ trợ, tư vẫn doanh nghiệp duy trì chứng nhận

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận hữu cơ USDA là gì? - Nâng tầm giá trị sản phẩm

UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ DỊCH VỤ

CÔNG TY TNHH UCC VIỆT NAM
Văn phòng TP.HCM: 401/30 Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, Tp.HCM.
Văn phòng Đà Nẵng: 188 Nguyễn Tri Phương, Chính Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Email: admin@ucc.com.vn
Liên hệ hotline: 036 790 8639 để được tư vấn và hỗ trợ 
UCC Việt Nam| Dịch vụ của chúng tôi- Giải pháp dành cho bạn!

Tin tức liên quan

15-04-2024

Chứng nhận FDA yến sào - hành trình vào thị trường Mỹ

Yến sào hay Tổ yến là một loại thực phẩm quý hiếm và có giá trị dinh dưỡng cao. Ở một số nước phương Đông xếp yến sào vào hàng “bát trân”. Vào thời kỳ phong kiến, chỉ có vua chúa và giới quý tộc mới có thể sử dụng. Ngày nay, các sản phẩm làm ...

29-05-2024

Chì trong thực phẩm và dụng cụ chứa thực phẩm

Chì là một kim loại độc tồn tại trong tự nhiên và có khả năng gây tổn hại cho hệ thần kinh. Kim loại chì mềm và có màu xám. Có khả năng cố định màu và tạo được nhiều màu sắc khác nhau nên được sử dụng nhiều trong ngành mỹ phẩm, pha sơn, [...]