Chứng nhận VietGAP: Nâng tầm sản phẩm nông nghiệp

Bạn đang tìm kiếm giải pháp để nâng tầm sản phẩm nông nghiệp, mở rộng thị trường? Chứng nhận VietGAP chính là chìa khóa giúp mở ra cánh cửa thị trường bền vững cho nông sản Việt. Bài viết dưới đây của UCC Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục cũng như quy trình xin giấy chứng nhận VietGap.

Chứng nhận VietGAP
Chứng nhận VietGAP

1. VietGAP là gì?

VietGAP được viết tắt của (Vietnamese Good Agricultural Practices) Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Đây là hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

Nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sản phẩm an toàn, sức khoẻ người sản xuất và tiêu dùng. VietGAP đã đề ra những nguyên tắc, trình tự và thủ tục cụ thể để hướng dẫn tổ chức, cá nhân tham gia vào các khâu sản xuất, thu hoạch và sơ chế nông sản.

2. Chứng nhận VietGAP là gì?

Chứng nhận VietGAP là gì?
Chứng nhận VietGAP là gì?

Giấy chứng nhận VietGAP là chứng nhận được cấp bởi Tổ chức chứng nhận có đủ năng lực được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) chỉ định. Chứng nhận này cấp cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh….

Theo Thông tư 06/2018/TT-BNNPTNT, thời hạn của giấy chứng nhận VietGAP là 3 năm và có thể được gia hạn tối đa 03 tháng đối với trường hợp được cấp lại Giấy chứng nhận nhưng không đăng ký cấp lại sau khi hết hạn. Việc gia hạn giấy chứng nhận VietGAP phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư 06/2018/TT-BNNPTNT.

3. Lợi ích của chứng nhận VietGAP

Đối với người tiêu dùng

– Giúp người tiêu dung sử dụng những sản phẩm an toàn chất lượng vệ sinh thực phẩm.

– Nâng cao nhận thức tiêu dung về sản phẩm an toàn

– Người tiêu dung có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm

Đối với nhà sản xuất

– Nâng cao uy tín thương hiệu

– Mở rộng thị trường tiêu thụ

– Tạo lòng tin với nhà phân phối và người tiêu dung

Đối với xã hội

– Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

– Góp phần phát triển kinh tế nông sản Việt Nam

– Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng

Đối với nhà sản xuất, chế biến

– Đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm

– Xây dựng lòng tin với khách hàng và tăng doanh thu

– Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm khi xuất khẩu và kiểm tra do không đảm bảo chất lượng

4. Phân loại VietGAP

4.1 VietGAP trồng trọt

– VietGAP trồng trọt bao gồm những yêu cầu trong sơ chế và sản xuất nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm; sức khỏe và an toàn lao động đối với người sản xuất.

– Năm 2017 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11892-1:2017 đối với VietGAP trồng trọt và được áp dụng cho các sản phẩm nông sản như: rau, củ, quả, lúa, cà phê, chè, tiêu, điều, các loại hạt, …

– Để có thể đánh giá được các tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt thì Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã đề ra các yêu cầu: lựa chọn vùng sản xuất, giống cây trồng, quản lý đất đai, phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch và sau thu hoạch, quản lý và xử lý chất thải.

4.2 VietGAP chăn nuôi

– VietGAHP, viết tắt của VietGAP chăn nuôi là hệ thống các quy định, quy trình hướng dẫn tổ chức và cá nhân sản xuất áp dụng trong lĩnh vực chăn nuôi. Mục tiêu của VietGAHP là đảm bảo chất lượng, an toàn về sinh thực phẩm, bảo vệ sức khoả của người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

– Tiêu chuẩn chăn nuôi (VietGAHP) được thực hiện theo Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Cục Chăn nuôi nhằm đảm bảo sản phẩm chăn nuôi an toàn, chất lượng, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

– Được áp dụng cho các đối tượng vật nuôi sau: bò sữa, bò thịt, lợn, vịt, gà, ngan, dê, …

– Tiêu chuẩn để đánh giá VietGAHP: lựa chọn vùng sản xuất, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, quản lý đàn vật nuôi, phòng chống dịch bệnh, quản lý và xử lý chất thải.

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận Global GAP

4.3 VietGAP thuỷ sản

– Tiêu chuẩn TCVN 13528-1:2022 về VietGAP nuôi trồng thủy sản trong ao đã được ban hành. Tiêu chuẩn này được quy định với các sở nuôi trồng thủy sản trong ao, bể, đầm, hầm… và được áp dụng cho các loại cá tra, tôm sú, cá rô phi,…

– TCVN 13582-01:2022 đã đề ra quy định về việc ghi chép các hoạt động sản xuất theo nguyên tắc một bước trước – một bước sau trong toàn bộ quá trình nuôi trồng thuỷ sản đối với các cơ sở sản xuất để đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc sản.

5. Quy trình cấp giấy chứng nhận VietGAP

Quy trình đăng ký chứng nhận VietGAP
Quy trình đăng ký chứng nhận VietGAP

Bước 1: Trao đổi thông tin về sản phẩm và cơ sở sản xuất

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận

Bước 3: Khảo sát sơ bộ tình trạng về cơ sở sản xuất

Bước 4: Đánh giá tình trạng sơ bộ

Bước 5: Đánh giá chính thức

Bước 6: Thẩm định hồ sơ đánh giá

Bước 7: Cấp chứng nhận VietGAP

Bước 8: Thực hiện đánh giá giám sát định kỳ 12 tháng/lần

Bước 9: Tái cấp chứng nhận sau 3 năm

UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp

6. Hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP

Hồ sơ đăng ký cần chuẩn bị:

– Đơn đăng ký chứng nhận

– Bản đồ khu vực sản xuất

– Quy trình sản xuất

– Giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật cho người lao động do đơn vị Tổ chức có phẩm quyền cấp

– Các loại giấy tờ liên quan khác: Bản sao giấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp; kết quả phân tích mẫu đất, nước (nếu có)

Mẫu giấy chứng nhận VietGAP
Mẫu giấy chứng nhận VietGAP

7. Tiêu chí đánh giá để cấp chứng nhận VietGAP

Để đánh giá được doanh nghiệp có đủ điều kiện cấp giấy chứng hay không thì tổ chức sẽ dựa vào các tiêu chí sau để đánh giá:

  • Kỹ thuật sản xuất:Đảm bảo áp dụng các kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng phù hợp, tuân theo quy trình VietGAP.
  • An toàn thực phẩm:Triển khai các biện pháp kiểm soát để đảm bảo sản phẩm không nhiễm hóa chất, vi sinh vật hoặc các chất gây hại khác, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
  • Môi trường làm việc:Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cho người lao động, tuân thủ luật lao động và các quy định về bảo hộ lao động.
  • Truy xuất nguồn gốc sản phẩm:Hệ thống truy xuất nguồn gốc rõ ràng, minh bạch cho phép theo dõi sản phẩm từ khâu đầu vào (giống, con giống, thức ăn, phân bón…) đến khâu tiêu thụ, giúp kiểm soát chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm.

8. Danh sách các công ty đạt tiêu chuẩn VietGAP

Phân loại VietGAP Tên công ty Sản phẩm đạt chứng nhận
VietGAP trồng trọt Hợp tác xã chè An Toàn Lục Ba Chè Búp Tươi
Cty TNHH đầu tư & phát triển Tây Bắc Lúa
Chi nhánh Cty TNHH Thực phẩm HIKARI Rau các loại
Hội nông dân huyện Hoà Ân Bưởi da xanh
Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Chí Trung Rau (cà chua, cải bắp, cải ăn lá. Đậu cô ve)
VietGAP chăn nuôi

 

 

Tổ hợp tác chăn nuôi gà Bình Nguyên II Gà thịt
Cty TNHH đầu tư & phát triển Đại Đức Việt Gà (thịt), ngan
Cty TNHH nông nghiệp làng Sen Việt Nam Lợn
Cty CP chăn nuôi CP Việt Nam Lợn, gà
Cơ sở Ấp nở giống gia cầm Thoa Tuyết Gà mầu nuôi hướng trứng
VietGAP thuỷ sản Trang trại cá sạch Cảnh Anh Cá lăng, các chép, các rô phi, các basa, ếch
Hộ nuôi cá tra Nguyễn Văn Thắng Cá tra

9. Tại sao nên chọn UCC Việt Nam

UCC Việt Nam
UCC Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp

 

UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ DỊCH VỤ

CÔNG TY TNHH UCC VIỆT NAM
Văn phòng TP.HCM: 401/30 Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, Tp.HCM.
Văn phòng Đà Nẵng: 188 Nguyễn Tri Phương, Chính Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Email: admin@ucc.com.vn
Liên hệ hotline: 036 790 8639 để được tư vấn và hỗ trợ 
UCC Việt Nam| Dịch vụ của chúng tôi- Giải pháp dành cho bạn!

Tin tức liên quan

24-04-2024

Bảng Nutrition Facts và những thay đổi mới nhất của FDA

Bảng Nutrition Facts là một khái niệm còn khá xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Nhưng đối với thị trường Mỹ và một số quốc gia thì đây được xem là một trong những thông tin quan trọng và bắt buộc phải có trên nhãn sản phẩm. Nó giúp cung cấp các thông [...]

19-04-2024

Mã số FEI - Mã định danh doanh nghiệp của FDA

Nhằm tạo điều kiện cho việc xử lý các hoạt động trong các bộ phận khác nhau của FDA. Thông tin được gửi phải chính xác và đầy đủ nhất có thể. Nhất là thông tin trong việc nhập khẩu các sản phẩm do FDA quản lý. Cổng FEI được phát triển để hỗ trợ các công ty xác định FEI được liên kết với một địa chỉ cụ thể

15-04-2024

Chứng nhận FDA yến sào - hành trình vào thị trường Mỹ

Yến sào hay Tổ yến là một loại thực phẩm quý hiếm và có giá trị dinh dưỡng cao. Ở một số nước phương Đông xếp yến sào vào hàng “bát trân”. Vào thời kỳ phong kiến, chỉ có vua chúa và giới quý tộc mới có thể sử dụng. Ngày nay, các sản phẩm làm ...

15-08-2024

Tiêu chuẩn OCOP là gì? - Những điều cần biết về sản phẩm OCOP

Tiêu chuẩn OCOP đóng vai trò quan trọng trong việc định vị và phát triển các sản phẩm đặc sản của từng địa phương tại Việt Nam. Vậy tiêu chuẩn OCOP là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu ngay ngay! 1. Tiêu chuẩn OCOP là gì? Tiêu [...]

08-08-2024

OCOP là gì? - Làm sao để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

OCOP là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi nghe đến chương trình “Mỗi Xã Một Sản Phẩm”. OCOP là một sáng kiến quan trọng nhằm phát triển kinh tế địa phương. Thông qua việc nâng cao chất lượng và giá trị của các sản phẩm đặc trưng. Bài viết này [...]

27-05-2024

Quy định sử dụng dấu chứng nhận trên bao bì thực phẩm

Quy định sử dụng dấu chứng nhận trên bao bì thực phẩm và quảng bá thương hiệu đang là vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm. Các yêu cầu thị trường và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi doanh nghiệp cần đạt được những chứng nhận quốc tế nhằm khẳn [...]

24-05-2024

Xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Mỹ- những yêu cầu của USDA

Xuất khẩu trái cây là vấn để đang được Nhà nước và các cơ quan quản lý vô cùng quan tâm. Việt Nam là một nước có khí hậu thích hợp để trồng rất nhiều loại trái cây nhiệt đới. Tuy sản lượng và chất lượng trái cây hằng năm rất cao nhưng vấn đề [...]