LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ DỊCH VỤ |
Kiểm kê khí nhà kính – Chứng nhận ISO 14064
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, việc kiểm kê khí nhà kính đóng vai trò quan trọng. Giúp đánh giá, quản lý và giảm thiểu phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết, bao gồm tầm quan trọng, lợi ích và quy trình thực hiện.
1. Kiểm kê khí nhà kính là gì?
Hiệu ứng khí nhà kính
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất. Sau khi được Mặt trời chiếu sáng, rồi phân tán nhiệt lại cho Trái Đất và gây nên hiệu ứng nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng tự nhiên quan trọng. Giúp duy trì nhiệt độ Trái Đất ở mức phù hợp cho sự sống. Các khí nhà kính chính bao gồm H2O, CO2, CH4, N2O, các khí CFC, O3, …
Kiểm kê khí nhà kính
Theo nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7-1-2020 do Chính phủ ban hành “Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn” quy định:
“Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là hoạt động thu thập số liệu, thông tin về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định trong một năm theo phương pháp và quy trình do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.”
2. Đối tượng cần thực hiện kiểm kê
Các cơ sở cần thực hiện kiểm kê khí nhà kính nếu có mức phát thải từ 3.000 tấn CO2 trở lên mỗi năm. Hoặc có thể thuộc vào các trường hợp sau:
- Nhà máy nhiệt điện hoặc cơ sở sản xuất tiêu thụ năng lượng từ 1.000 tấn dầu (TOE) trở lên mỗi năm
- Công ty vận tải hàng hóa tiêu thụ nhiên liệu từ 1.000 TOE trở lên;
- Tòa nhà thương mại tiêu thụ năng lượng từ 1.000 TOE trở lên hằng năm;
- Cơ sở xử lý chất thải rắn hoạt động với công suất từ 65.000 tấn trở lên.
3. Lợi ích của việc kiểm kê nhà kính
Đánh giá tác động hoạt động con người
Kiểm kê khí nhà kính giúp đánh giá tác động của các hoạt động con người đến biến đổi khí hậu và môi trường.
Xây dựng chính sách và giải pháp hiệu quả
Dựa trên dữ liệu kiểm kê, các tổ chức có thể xem xét và đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp. Nhằm giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phát triển.
Theo dõ tiến độ giảm phát thải
Kiểm kê khí nhà kính giúp theo dõi tiến độ giảm phát thải theo thời gian. Từ đó đánh giá hiệu quả của các biện pháp và chính sách được thực hiện.
Đo lường và báo cáo
Việc đo lường tiến độ và báo cáo về phát thải nhà kính là một phần quan trọng của việc quản lý biến đổi khí hậu.
Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế
Việc cập nhật và chia sẻ dữ liệu kiểm kê khí nhà kính giữa các quốc gia sẽ thúc đẩy sự hợp tác quốc tế. Trong việc giảm phát thải và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
4. Quy trình kiểm kê khí nhà kính
Bước 1: Xác định phạm vi
Kiểm kê khí nhà kính (KNK) trong lĩnh vực năng lượng và các quá trình công nghiệp bao gồm:
– Lĩnh vực năng lượng: Từ việc đốt nhiên liệu trong sản xuất điện và tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp.
– Các quá trình công nghiệp: từ các quá trình hóa học và vật lý không tiêu thụ năng lượng trong ngành công nghiệp hóa chất và luyện kim.
Bước 2: Thu thập số liệu
– Yêu cầu số liệu hoạt động chi tiết phải được quy định rõ ràng
– Các nguồn số liệu phải được thu thập từ các cơ quan thống kê cấp Trung ương và địa phương. Bao gồm kết quả từ các hoạt động điều tra và khảo sát chuyên môn.
Bước 3: Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính
Sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, đơn vị chủ trì kiểm kê sẽ thực hiện tính toán, xác định và áp dụng hệ số phát thải khí nhà kính phù hợp với thực tế của ngành.
Bước 4: Xác định phương pháp kiểm kê
Phương pháp kiểm kê khí nhà kính được thực hiện theo hướng dẫn của Hướng dẫn kiểm kê KNK quốc gia của IPCC phiên bản năm 2006 (gọi tắt là Hướng dẫn IPCC 2006). Và Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính quốc gia phiên bản năm 2019 được hoàn thiện dựa trên cơ sở của Hướng dẫn IPCC 2006.
Bước 5: Thực hiện kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng kiểm kê
Đơn vị chủ trì kiểm kê thực hiện kiểm soát chất lượng đối với các nội dung sau:
a) Các giả định, phương thức lựa chọn số liệu hoạt động, hệ số phát thải và hệ số chuyển đổi
b) Độ chính xác của việc nhập số liệu
c) Kết quả tính toán phát thải khí nhà kính
d) Tính minh bạch và nhất quán của số liệu
đ) Rà soát, đánh giá các tài liệu lưu trữ nội bộ
Bước 6: Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê khí nhà kính
- Xác định độ không chắc chắn của số liệu, kết quả tính toán, hệ số phát thải khi kiểm kê khí nhà kính.
- Tổng hợp các báo cáo.
Bước 7: Tính toán lại lượng phát thải khí nhà kính
Việc tính toán lại kết quả kiểm kê thường xảy ra một trong các trường hợp sau:
– Đã có sự thay đổi đáng kể về phương pháp kiểm kê nhà kính, gây ra sự thay đổi đáng kể trong kết quả kiểm kê gần nhất.
– Có sự thay đổi trong nguồn phát thải hoặc hệ số phát thải khí nhà kính
5. Yêu cầu đối với việc kiểm kê khí nhà kính
- Tuân thủ các hướng dẫn kiểm kê nhà kính của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu.
- Số liệu phải đảm bảo tính liên tục, chính xác và đáng tin cậy để có thể kiểm tra được.
- Báo cáo phải cung cấp đầy đủ thông tin về phương pháp, số liệu, kết quả của quá trình kiểm kê.
- Kết quả kiểm kê phải được thẩm định tuân thủ theo quy trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Thông tin về kết quả kiểm kê phải được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước.
6. Các lĩnh vực cần kiểm kê khí nhà kính
Ngày 18/01/2022, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 01/2022/QĐ-TTg về danh mục các lĩnh vực và cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê.
Theo đó, danh sách bao gồm 06 lĩnh vực:
– Năng lượng:
- Công nghiệp sản xuất năng lượng
- Năng lượng tiêu thụ trong ngành công nghiệp
- Thương mại
- Dịch vụ và dân dụng
- Hoạt động khai thác than
- Dầu và khí tự nhiên.
– Giao thông vận tải:
- Tiêu thụ năng lượng trong hoạt động giao thông vận tải.
– Xây dựng:
- Năng lượng tiêu thụ trong ngành xây dựng
- Các quá trình công nghiệp liên quan đến sản xuất vật liệu xây dựng.
– Các quá trình công nghiệp:
- Sản xuất hóa chất
- Luyện kim
- Công nghiệp điện tử
- Sử dụng các sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-zôn
- Các sản phẩm sản xuất công nghiệp khác.
– Nông lâm nghiệp và sử dụng đất:
- Hoạt động chăn nuôi
- Thay đổi sử dụng đất
- Trồng trọt
- Thuỷ sản
- Tiêu thụ năng lượng trong các hoạt động nông nghiệp
- Các nguồn chất thải trong nông nghiệp.
– Chất thải:
- Hoạt động chôn lấp chất thải rắn tại bãi
- Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học
- Thiêu đốt chất thải
- Xử lý và xả nước thải.
7. Tại sao nên chọn UCC Việt Nam để được tư vấn chứng nhận?
UCC Việt Nam là công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn chứng nhận. Chúng tôi cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Giúp các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính.
✔ Là tổ chức uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn chứng nhận ISO 14064.
✔ Chi phí hợp lý – Tiết kiệm thời gian
✔ Cung cấp dịch vụ tư vấn kiểm kê khí nhà kính cho tất cả các đối tượng theo quy định pháp luật.
✔ Quy trình tư vấn chuyên nghiệp, bài bản, đáng tin cậy
✔ UCC Việt Nam cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau chứng nhận cho doanh nghiệp
Tin tức liên quan