Miễn trừ FSMA là gì? Tại sao doanh nghiệp nên quan tâm?

Trong bối cảnh hiện đại, an toàn thực phẩm trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong ngành thực phẩm. Đạo luật Hiện đại hoá An toàn thực phẩm (FSMA) được thông qua tại Hoa Kỳ vào năm 2011 nhằm nâng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Giảm thiểu rủi ro từ các bệnh liên quan đến thực phẩm. Tuy nhiên, không phải tất cả các sản phẩm thực phẩm đều phải tuân theo mọi yêu cầu của FSMA. Một số loại sản phẩm được miễn trừ. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá rõ hơn về miễn trừ FSMA, các loại sản phẩm được miễn trừ và các quy định cần được áp dụng.

1. Miễn trừ FSMA là gì?

1.1. Miễn trừ FSMA

Miễn trừ FSMA là quy định cho phép một số loại thực phẩm và doanh nghiệp không phải tuân thủ đầy đủ tất cả các yêu cầu của Đạo luật An toàn Thực phẩm Hiện đại. Điều này có nghĩa là các sản phẩm hoặc doanh nghiệp cụ thể có thể được miễn trừ khỏi một số quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm hoặc yêu cầu chứng nhận. Nhằm giảm bớt gánh nặng cho những doanh nghiệp nhỏ hoặc sản phẩm có mức độ rủi ro thấp trong sản xuất thực phẩm.

Miễn trừ FSMA được áp dụng cho 1 số sản phẩm và một số doanh nghiệp nhỏ
Miễn trừ FSMA được áp dụng cho 1 số sản phẩm và một số doanh nghiệp nhỏ

1.2. Tại sao một số sản phẩm lại được miễn trừ FSMA?

  • Giảm gánh nặng cho doanh nghiệp nhỏ: Các doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ hoặc tại nhà gặp khó khăn với yêu cầu phức tạp của FSMA. Miễn trừ giúp họ duy trì hoạt động mà không thêm áp lực.
  • An toàn thực phẩm từ nguồn gốc: Trái cây và rau củ tươi, với nguy cơ gây hại sức khỏe thấp. Có thể không cần tuân thủ các quy trình phức tạp của FSMA.
  • Khuyến khích sản xuất tại nhà: Miễn trừ cho các sản phẩm tự làm. Khuyến khích người tiêu dùng tham gia sản xuất thực phẩm tại nhà. Thúc đẩy kinh tế địa phương và tạo ra các sản phẩm độc đáo.
  • Chất lượng và vệ sinh: Dù được miễn trừ, các sản phẩm vẫn phải đảm bảo an toàn thực phẩm. Miễn trừ chỉ giảm bớt thủ tục hành chính, không làm giảm chất lượng hay vệ sinh.
  • Tính linh hoạt trong quản lý: Miễn trừ giúp các cơ quan linh hoạt hơn trong giám sát. Tập trung vào sản phẩm có rủi ro cao hơn và vẫn đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

2. Các loại sản phẩm được miễn trừ khỏi FSMA

Miễn trừ FSMA giúp giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp nhỏ
Miễn trừ FSMA giúp giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp nhỏ
  • Thực phẩm tươi sống: Trái cây và rau củ tươi không qua chế biến thường được miễn trừ. Vì chúng có nguy cơ thấp hơn đối với sức khỏe.
  • Thực phẩm nguy cơ thấp: Sản phẩm như ngũ cốc, đậu phộng rang, và đồ uống không cồn cũng được miễn trừ. Giảm bớt gánh nặng cho các nhà sản xuất.
  • Thực phẩm sản xuất tại nhà: Sản phẩm tự làm như bánh, mứt, và đồ ăn nhẹ chỉ cần đáp ứng tiêu chuẩn an toàn tối thiểu.
  • Thực phẩm dành cho động vật: Thức ăn cho thú cưng và gia súc quy mô nhỏ không chịu giám sát chặt như thực phẩm cho con người.
  • Thực phẩm chế biến đơn giản: Sản phẩm ít thành phần phức tạp. Không cần bảo quản đặc biệt, thường được miễn trừ.
  • Thực phẩm nhập khẩu: Một số sản phẩm nhập khẩu được miễn trừ nếu tuân theo tiêu chuẩn an toàn tương tự FSMA và có chứng nhận.
  • Doanh nghiệp nhỏ: Những doanh nghiệp có doanh thu dưới mức quy định (dưới 1.000.000 USD/ năm). Có thể được miễn trừ hoặc giảm yêu cầu tuân thủ.

3. Các quy định khác cần được áp dụng

Mặc dù được miễn trừ FSMA. Tuy nhiên, để sản phẩm có thể lưu hành tự do trong thị trường Mỹ. Không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần đảm bảo những yêu cầu dưới đây:

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm: Mặc dù được miễn trừ FSMA. Các doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo rằng sản phẩm của họ an toàn. Không gây ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khoẻ người tiêu dùng.
  • Yêu cầu ghi nhãn: Các quy định về ghi nhãn và thông tin sản phẩm cần phải tuân thủ. Đảm bảo rằng người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về sản phẩm họ tiêu thụ.

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Ghi nhãn thực phẩm theo quy định của FDA- Hỗ trợ tư vấn 24/7

Tuy được miễn trừ nhưng FDA vẫn yêu cầu doanh nghiệp ghi nhãn sản phẩm một cách đầy đủ
Tuy được miễn trừ nhưng FDA vẫn yêu cầu doanh nghiệp ghi nhãn sản phẩm một cách đầy đủ
  • Quy định về vệ sinh và bảo quản: Các yêu cầu về vệ sinh trong sản xuất và bảo quản thực phẩm vẫn phải được áp dụng. Bất kể miễn trừ FSMA, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
  • Tham gia các chương trình an toàn thực phẩm khác: Các doanh nghiệp nên tham gia các chương trình hoặc tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khác để nâng cao chất lượng. Đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm cao nhất.

4. Kết luận

Miễn trừ FSMA là một yếu tố quan trọng trong hệ thống an toàn thực phẩm. Giúp giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp nhỏ và khuyến khích sản xuất thực phẩm tại nhà. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là giảm chất lượng hoặc vệ sinh của sản phẩm. Các doanh nghiệp vẫn cần phải đảm bảo rằng sản phẩm của họ an toàn. Tuân thủ các quy định ghi nhãn và vệ sinh. Việc hiểu rõ về miễn trừ FSMA giúp các doanh nghiệp và người tiêu dùng nắm bắt thông tin an toàn thực phẩm một cách chính xác hơn. Từ đó có thể bảo vệ sức khỏe cộng đồng và duy trì niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm thực phẩm.

Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua:

Hotline 036 7908639 email admin@ucc.com.vn để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!

 

Tin tức liên quan

24-10-2024

FDA thu hồi sản phẩm- Quy trình và vai trò của các bên liên quan

FDA thu hồi sản phẩm là một quy trình quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm trên thị trường. Khi phát hiện ra sản phẩm gây hại hoặc không đạt tiêu chuẩn. Các nhà sản xuất phải nhanh chóng phối hợp với Cục Quản lý Thực [...]

23-10-2024

Dị ứng thực phẩm theo FDA- Cách bạn được bảo vệ

Theo FDA, dị ứng và sốc phản vệ thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Các triệu chứng của dị ứng thực phẩm có thể nhẹ như ngứa da hoặc nghiêm trọng như sốc phản vệ – một phản ứng nguy hiểm có thể [...]

18-10-2024

Hướng dẫn chi tiết về đăng ký gia hạn FDA năm 2024

Việc gia hạn đăng ký với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) là một bước bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm như thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế và mỹ phẩm tại thị trường Hoa Kỳ. Nếu doanh nghiệp của [...]

20-05-2024

Thông báo thành phần dinh dưỡng mới thực phẩm bổ sung - NDI

Đạo luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm (Đạo luật FD&C) yêu cầu các nhà sản xuất và nhà phân phối muốn tiếp thị thực phẩm bổ sung có chứa “thành phần dinh dưỡng mới” phải thông báo cho FDA về những chất này. Vào ngày 23 tháng 9 năm 1997, [...]

17-05-2024

Chương trình FSVP là gì? Trách nhiệm của nhà nhập khẩu tại Mỹ

Chương trình FSVP là gì? Ai cần phải tuân thủ FSVP? Quy tắc cuối cùng của FSMA về Chương trình xác minh nhà cung cấp nước ngoài (FSVP) dành cho nhà nhập khẩu thực phẩm cho người và động vật chính thức có hiệu lực vào ngày 26/01/2016. Vậy những điểm đáng chú ý của [...]