Báo cáo đánh giá an toàn mỹ phẩm (CPSR)
Bạn có thắc mắc “Làm sao Châu Âu kiểm soát hàng ngàn sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu mỗi năm?” Câu trả lời nằm ở một tài liệu vô cùng quan trọng là Báo cáo đánh giá an toàn mỹ phẩm (CPSR). Vậy tài liệu này có gì mà lại lợi hại như vậy? Cùng UCC tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!

1. CPSR là gì?
CPSR (Cosmetic Product Safety Report) là báo cáo đánh giá an toàn của sản phẩm mỹ phẩm. Được yêu cầu theo Quy định (EC) số 1223/2009 của Liên minh châu Âu (EU). Đây là một phần bắt buộc trong hồ sơ khi đăng ký và đưa mỹ phẩm ra thị trường EU.
CPSR được xây dựng nhằm đảm bảo rằng mỹ phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Dựa trên các phân tích khoa học và dữ liệu độc tính của thành phần.
2. Thành phần của báo cáo đánh giá an toàn mỹ phẩm CPSR
CPSR được chia thành hai phần chính. Mỗi phần đóng vai trò khác nhau trong việc đánh giá an toàn sản phẩm:
2.1 Phần A- Thông tin về an toàn sản phẩm
Đây là phần quan trọng nhất của báo cáo. Đòi hỏi người lập phải hiểu rõ về sản phẩm, đồng thời có đủ các thông tin cụ thể về thành phần và nguyên liệu. Phần này sẽ bao gồm các nội dung chi tiết sau:
Thành phần định tính và định lượng:
Danh sách tất cả các chất có trong sản phẩm. Hàm lượng cụ thể của từng thành phẩn. Tên INCI, số CAS và vai trò trong sản phẩm.
Tính chất vật lý, hóa học và độ ổn định của sản phẩm:
Bao gồm mô tả sản phẩm về trạng thái, màu sắc, mùi vị,… Các tính chất vật lý như pH, độ nhớt, tỉ trọng, khả năng hòa tan trong nước,… Kết quả thử nghiệm độ ổn định sản phẩm ở các điều kiện khác nhau.
Thông tin về tạp chất và vật liệu bao bì:
Xác định các tạp chất có thể có trong nguyên liệu. Bao bì và chất tiếp xúc có thể có những tương tác gì với sản phẩm? Kiểm tra chứng nhận an toàn của bao bì theo quy định của EU.
Điều kiện sử dụng và tiếp xúc:
Nêu rõ đối tượng sử dụng sản phẩm, vị trí và tần suất sử dụng bao nhiêu lần một ngày. Mức độ tiếp xúc (diện tích da, thời gian lưu lại sản phẩm trên da, có cần rửa sạch lại với nước hay không,…)
Hồ sơ độc tính của các thành phẩn:
Mỗi thành phần cần phải được đánh giá với các dữ liệu như:
- Toxicity (độc tính cấp, mãn tính, LD50…)
- Irritation (kích ứng da, kích ứng mắt)
- Sensitization (gây dị ứng da)
- Mutagenicity/Carcinogenicity (gây đột biến/gây ung thư)
- Phototoxicity (phản ứng khi tiếp xúc với ánh sáng)
- Các giá trị quan trọng: NOAEL (No Observed Adverse Effect Level), MoS (Margin of Safety = NOAEL / Exposure)
Thông tin về tác dụng phụ đã biết: Phải thể hiện thông tin về bất cứ tác dụng phụ nào liên quan đến sản phẩm bao gồm: Báo cáo tác dụng phụ không mong muốn (nếu có). Dữ liệu về bất kỳ khiếu nại nào của người tiêu dùng. Nghiên cứu tiền lâm sàng hoặc in-vitro.
2.2 Phần B- Đánh giá an toàn sản phẩm
Đây là phần sẽ được thực hiện bởi chuyên gia đáp ứng đầy đủ điều kiện theo EU. Chuyên gia sẽ tổng hợp những tài liệu từ phần A và đưa ra kết luận.
Kết luận về an toàn sản phẩm: Sản phẩm có an toàn khi sử dụng đúng cách không? Có rủi ro nào cho người sử dụng hay không? Đặc biệt là đối với các sản phẩm dùng cho vùng mắt, trẻ em, phụ nữ có thai, sản phẩm không cần rửa lại với nước,…
Cảnh báo và hướng dẫn sử dụng: Đưa ra các cảnh báo bắt buộc ghi trên nhãn (theo Annex III-V của EU). Đồng thời gợi ý cách sử dụng, thời gian bảo quản, cách bảo quản,…
Lập luận khoa học và tham khảo: Nêu rõ các tài liệu tham khảo được dùng trong đánh giá. Các tài liệu này phải phải được lấy từ các cơ sở dữ liệu khoa học uy tín như PubChem, CIR, ECHA,… Giải thích phương pháp tính MoS và lập luận lựa chọn tỉ lệ sử dụng an toàn của thành phần.
Thông tin về chuyên gia đánh giá: Các thông tin bề chuyên gia đánh giá bao gồm tên, bằng cấp chuyên môn, số đăng ký hành nghề (nếu có), chữ ký và ngày đánh giá.

3. Khi nào mỹ phẩm cần có báo cáo đánh giá an toàn mỹ phẩm CPSR
CPSR là hồ sơ bắt buộc phải có trước khi đưa sản phẩm lên Cổng thông tin mỹ phẩm CPNP. Đây là bước bắt buộc để sản phẩm được bán tại các quốc gia Châu Âu. Vì vậy, bạn bắt buộc phải có báo cáo an toàn mỹ phẩm khi:
- Bạn là nhà sản xuất mỹ phẩm tại EU
- Nhà xuất khẩu mỹ phẩm từ Việt Nam sang EU
- Bất cứ doanh nghiệp nước ngoài nào muốn bán sản phẩm tại thị trường EU
4. Một vài sự thật về báo cáo đánh giá an toàn mỹ phẩm CPSR
Chuyên gia đánh giá CPSR không nhất thiết phải sống ở Châu Âu nhưng phải có bằng cấp đạt chuẩn EU và được công nhận.
EU không yêu cầu cung cấp báo cáo CPSR lên cổng thông tin mỹ phẩm. Nhưng báo cáo này phải luôn sẵn sàng để xuất trình ngay lập tức khi được kiểm tra.
Mỗi sản phẩm riêng cần có một CPSR riêng biệt. Không thể dùng chung báo cáo này cho cả dòng sản phẩm.
5. Tổng kết
CPSR có thể là một thuật ngữ kỹ thuật, nhưng nó là tấm vé thông hành bắt buộc để mỹ phẩm bước vào thị trường châu Âu một cách chuyên nghiệp và bền vững. Hiểu rõ về CPSR là cách để bạn nâng cấp tư duy sản xuất – kinh doanh, dù bạn là nhà sản xuất trong nước hay đang hướng tới thị trường quốc tế.
Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua:
Hotline 036 7908639 email admin@ucc.com.vn để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!
✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Đại diện Châu Âu là chìa khóa mở cửa cho thị trường EU
Tin tức liên quan