Kiểm nghiệm sản phẩm: Điều kiện bắt buộc để công bố sản phẩm

Trong hành trình đưa một sản phẩm ra thị trường, đặc biệt là nhóm thực phẩm nhập khẩu, kiểm nghiệm sản phẩm không chỉ là bước đầu tiên mà còn là điều kiện bắt buộc để hoàn thiện hồ sơ công bố. Đây không đơn thuần là việc “làm cho có”, mà là căn cứ pháp lý khẳng định chất lượng, an toàn và sự tuân thủ theo quy chuẩn nhà nước. Nếu không thực hiện đúng và đủ, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro như bị trả hồ sơ, thu hồi sản phẩm hoặc chịu phạt hành chính.

Kiểm nghiệm sản phẩm
Kiểm nghiệm sản phẩm

1. Kiểm nghiệm sản phẩm là gì?

Kiểm nghiệm sản phẩm là quá trình phân tích mẫu để xác định các chỉ tiêu lý hóa, vi sinh, độc tố sinh học, kim loại nặng… nhằm đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành. Kết quả kiểm nghiệm là căn cứ bắt buộc trong bộ hồ sơ công bố sản phẩm (tự công bố hoặc đăng ký bản công bố).

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, bất kỳ sản phẩm thực phẩm nào khi lưu hành tại Việt Nam, đặc biệt là thực phẩm nhập khẩu, đều phải có phiếu kết quả kiểm nghiệm đạt yêu cầu, được thực hiện tại phòng thí nghiệm được công nhận ISO/IEC 17025.

Căn cứ pháp lý
Căn cứ pháp lý

Kiểm nghiệm sản phẩm cũng:

  • Là cơ sở để chứng minh sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
  • Giúp xác định rõ thành phần, thông số kỹ thuật, chất lượng thực tế của sản phẩm.
  • Là căn cứ để cơ quan quản lý tiếp nhận hồ sơ công bố.
  • Giúp doanh nghiệp tự tin hơn khi đưa sản phẩm ra thị trường và xây dựng niềm tin từ khách hàng.

2. Các nhóm chỉ tiêu kiểm nghiệm phổ biến hiện nay

Tùy theo loại sản phẩm, mục đích sử dụng và nhóm công bố mà các chỉ tiêu kiểm nghiệm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung sẽ gồm các nhóm chính sau:

2.1. Chỉ tiêu cảm quan

Gồm màu sắc, mùi vị, trạng thái… áp dụng cho sản phẩm khô, gia vị, thực phẩm đóng gói sẵn.
Ví dụ: Tiêu đen nhập khẩu kiểm tra màu sắc, độ nguyên vẹn, không lẫn tạp chất.

2.2. Chỉ tiêu lý hóa

Gồm độ ẩm, pH, chỉ số peroxide, hàm lượng acid béo, protein, chất béo tổng…
Ví dụ: Dầu gấc kiểm tra chỉ số acid và peroxide để đảm bảo không bị oxy hóa.

6 nhóm chỉ tiêu cơ bản
6 nhóm chỉ tiêu cơ bản

2.3. Chỉ tiêu vi sinh vật

Gồm tổng số vi khuẩn hiếu khí, E.coli, Salmonella, nấm men, nấm mốc…
Ví dụ: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần đảm bảo không chứa E.coli, nấm mốc.

2.4. Chỉ tiêu kim loại nặng

Chỉ tiêu kim loại nặng bao gồm Chì (Pb), Cadimi (Cd), Thủy ngân (Hg), Asen (As)…
Ví dụ: Rong biển cần kiểm tra Asen và Thủy ngân – hai kim loại phổ biến có trong thực phẩm biển.

2.5. Chỉ tiêu độc tố sinh học

Gồm aflatoxin, histamine… thường áp dụng cho ngũ cốc, đậu, sản phẩm từ sữa, hải sản.
Ví dụ: Bơ đậu phộng phải kiểm tra aflatoxin – độc tố do nấm mốc gây ra.

2.6. Chỉ tiêu vi nấm

Chủ yếu là kiểm tra tổng số nấm men, nấm mốc có thể phát triển trên sản phẩm. Đặc biệt là thực phẩm khô, sản phẩm lên men hoặc bảo quản lâu ngày.
→ Ví dụ: Bột ngũ cốc cần kiểm tra vi nấm để tránh nguy cơ sinh độc tố aflatoxin do nấm Aspergillus gây ra

3. Ví dụ chỉ tiêu kiểm nghiệm của một số sản phẩm nhập khẩu phổ biến

VÍ DỤ BẢNG CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM GẠO DẺO (GẠO TẺ, GẠO TRẮNG, GẠO THƠM,…)

Nhóm chỉ tiêu Tên chỉ tiêu Giới hạn/Yêu cầu
Cảm quan Màu sắc Trắng ngà/trắng trong, không lẫn hạt vàng, mốc
Mùi vị Mùi đặc trưng, không lạ, không mốc
Tạp chất Không có côn trùng, nấm mốc
Trạng thái Hạt nguyên, ≤ 5% hạt vỡ, không ẩm
Lý hóa Độ ẩm ≤ 14%
Tỷ lệ tạp chất ≤ 0.1%
Tỷ lệ hạt vàng ≤ 0.3%
Tỷ lệ hạt gãy ≤ 5%
Hàm lượng protein 6–8% (tùy giống)
Hàm lượng amylose 16–22%
Hàm lượng tro (trên khối lượng khô) ≤ 0.5%
Vi sinh vật Tổng số vi sinh vật hiếu khí ≤ 10⁴ CFU/g
Coliforms ≤ 10² CFU/g
E. coli Không phát hiện/1g
Salmonella Không phát hiện/25g
Nấm men, nấm mốc ≤ 100 CFU/g
Kim loại nặng Chì (Pb) ≤ 0.2 mg/kg
Cadimi (Cd) ≤ 0.1 mg/kg
Arsen (As) ≤ 0.2 mg/kg
Thủy ngân (Hg) ≤ 0.01 mg/kg
Độc tố vi nấm Aflatoxin B1 ≤ 2 µg/kg
Aflatoxin tổng ≤ 4 µg/kg
Dư lượng thuốc BVTV Carbendazim ≤ 0.05 mg/kg
Chlorpyrifos ≤ 0.05 mg/kg
Buprofezin ≤ 0.02 mg/kg

Lưu ý: Bảng chi tiêu kiểm nghiệm trên chỉ là ví dụ minh hoạ, không áp dụng cho một sản phẩm cụ thể nào. Mỗi sản phẩm sẽ có các chỉ tiêu khác nhau. Nếu doanh nghiệp muốn biết sản phẩm cần kiểm nghiệm những chỉ tiêu nào. Vui lòng liên hệ với UCC Việt Nam để được hỗ trợ trực tiếp.

4. Doanh nghiệp thường mắc lỗi gì khi kiểm nghiệm sản phẩm?

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình kiểm nghiệm sản phẩm. Do thiếu hiểu biết về quy trình và yêu cầu pháp lý. Dưới đây là những lỗi phổ biến có thể khiến hồ sơ bị trả về hoặc kết quả kiểm nghiệm không được chấp nhận:

Những sai lầm thường gặp khi kiểm nghiệm sản phẩm
Những sai lầm thường gặp khi kiểm nghiệm sản phẩm
  • Tự ý lựa chọn chỉ tiêu không phù hợp với nhóm sản phẩm: Việc xác định sai nhóm thực phẩm hoặc mỹ phẩm khiến doanh nghiệp chọn sai bộ chỉ tiêu. Dẫn đến hồ sơ công bố bị từ chối.
  • Gửi mẫu kiểm nghiệm tại phòng thí nghiệm không đạt ISO/IEC 17025: Đây là điều kiện bắt buộc để kết quả kiểm nghiệm có giá trị pháp lý. Nộp kết quả từ phòng không đủ năng lực sẽ bị cơ quan quản lý bác bỏ.
  • Không bảo quản mẫu đúng cách: Nếu mẫu bị hỏng, biến chất trong quá trình lưu giữ hoặc vận chuyển. Kết quả sẽ sai lệch và buộc phải kiểm nghiệm lại từ đầu.
  • Lấy mẫu chưa đúng quy trình: Trường hợp không có biên bản lấy mẫu, mẫu không được niêm phong đúng chuẩn. Kết quả kiểm nghiệm sẽ không được cơ quan chức năng chấp nhận.

Việc kiểm nghiệm sản phẩm đòi hỏi sự cẩn trọng ở từng khâu. Doanh nghiệp cần nắm vững quy định hoặc đồng hành cùng đơn vị có kinh nghiệm như UCC Việt Nam để tránh sai sót không đáng có.

5. Hướng dẫn lấy mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm

Việc lấy mẫu đúng quy trình không chỉ giúp đảm bảo kết quả kiểm nghiệm chính xác. Mà còn tạo giá trị pháp lý cho hồ sơ công bố. Dưới đây là hướng dẫn các bước lấy mẫu sản phẩm theo đúng quy định:

Lấy mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm đúng cách
Lấy mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm đúng cách
  • Chuẩn bị mẫu đại diện: Lấy mẫu từ lô hàng hoặc sản phẩm đã hoàn chỉnh. Đảm bảo mẫu đại diện đúng với bản chất của toàn lô. Không lấy mẫu riêng lẻ từ một cá thể duy nhất. Thông thường cần 3 mẫu giống nhau, mỗi mẫu khoảng 100–300g (đối với thực phẩm). Hoặc đủ để kiểm tra các chỉ tiêu cần thiết (đối với mỹ phẩm, dược phẩm…).
  • Niêm phong mẫu đúng quy cách: Mẫu phải được niêm phong bằng tem hoặc túi chuyên dụng. Đảm bảo không bị thay thế hoặc tác động từ bên ngoài trong quá trình vận chuyển.
  • Lập biên bản lấy mẫu: Biên bản phải ghi rõ tên sản phẩm, ngày lấy mẫu, số lượng mẫu, người lấy mẫu, người chứng kiến. Có đầy đủ chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp.
  • Bảo quản mẫu phù hợp: Tùy theo đặc tính sản phẩm (khô, ướt, có chứa chất dễ phân hủy…), mẫu cần được bảo quản ở nhiệt độ thường, mát hoặc lạnh theo quy định. Tránh làm ảnh hưởng đến tính chất mẫu.

Một mẫu kiểm nghiệm hợp lệ là cơ sở đầu tiên để doanh nghiệp hoàn tất thủ tục công bố sản phẩm. Nếu không chắc chắn về quy trình, doanh nghiệp nên liên hệ với đơn vị dịch vụ chuyên nghiệp như UCC Việt Nam để được hỗ trợ. Từ khâu lấy mẫu đến kiểm nghiệm – đảm bảo đúng, đủ, nhanh và hợp lệ.

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Phí công bố sản phẩm năm 2025 là bao nhiêu? Cập nhật mới nhất

6. UCC Việt Nam – Đơn vị trực tiếp kiểm nghiệm sản phẩm đạt chuẩn

Không chỉ dừng ở vai trò tư vấn, UCC Việt Nam là đơn vị trực tiếp thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm với hệ thống phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025.

Dịch vụ kiểm nghiệm tại UCC bao gồm:

  • Tư vấn lựa chọn đúng chỉ tiêu kiểm nghiệm theo quy định, phù hợp từng nhóm sản phẩm.
  • Lấy mẫu đúng quy trình tại kho, nhà máy hoặc cửa khẩu.
  • Thực hiện kiểm nghiệm trực tiếp tại phòng đạt chuẩn. Cam kết kết quả chính xác, có giá trị pháp lý.
  • Trả kết quả đúng hạn, hỗ trợ điều chỉnh nếu có sai sót hoặc không đạt yêu cầu.

Đặc biệt, với những doanh nghiệp cần kiểm nghiệm để công bố sản phẩm. UCC có thể tiếp tục hỗ trợ soạn hồ sơ công bố, nộp onlinelưu trữ đầy đủ hồ sơ hậu kiểm. Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí nội bộ.

7. Kết luận

Kiểm nghiệm sản phẩm là mắt xích quan trọng, không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn lưu hành sản phẩm hợp pháp tại Việt Nam. Việc lựa chọn đúng chỉ tiêu, gửi mẫu đúng nơi, thực hiện đúng quy trình. Sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, tăng tốc quá trình công bố và tạo dựng uy tín trên thị trường.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần kiểm nghiệm sản phẩm nhanh, chính xác và đúng chuẩn pháp lý. Hãy để UCC Việt Nam đồng hành từ bước đầu tiên. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp, miễn phí, và bắt đầu quy trình kiểm nghiệm một cách bài bản, chuyên nghiệp nhất.

Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua:
Hotline 036 7908639 email admin@ucc.com.vn để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Dịch vu công bố sản phẩm- Đúng quy định, tránh rủi ro pháp lý

Tin tức liên quan

14-04-2025

Quy trình công bố sản phẩm nhập khẩu theo Nghị định 15/2018

Công bố sản phẩm nhập khẩu là thủ tục bắt buộc giúp hàng hóa nước ngoài được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam. Tùy vào nhóm sản phẩm nhập khẩu, doanh nghiệp cần tự công bố sản phẩm hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm. Đây là bước quan trọng để chứng minh [...]

14-04-2025

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) trong công bố sản phẩm nhập khẩu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc nhập khẩu hàng hóa ngày càng phổ biến. Kéo theo đó là yêu cầu về minh bạch và an toàn sản phẩm. Một trong những điều kiện bắt buộc đối với nhiều nhóm hàng hóa khi làm thủ tục công bố sản phẩm tại Việt Nam chính là [...]

28-08-2024

Hướng dẫn tra cứu công bố sản phẩm Online tại Hồ Chí Minh – Chi tiết và đầy đủ nhất.

Bạn đang cần tra cứu thông tin về sản phẩm đã tự công bố tại TP. Hồ Chí Minh? Quá trình này có thể khiến bạn gặp không ít khó khăn nếu không nắm rõ các bước thực hiện. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cách tra cứu nhanh chóng và chính [...]

14-08-2024

Tự công bố sản phẩm là gì? Giải đáp chi tiết nhất

Tự công bố sản phẩm là một trong những yêu cầu pháp lý quan trọng. Doanh nghiệp cần phải tuân thủ để sản phẩm có thể được lưu hành hợp pháp trên thị trường. Vậy, tự công bố sản phẩm là gì? Chi phí để tự công bố là bao nhiêu? Hãy tham khảo bài [...]

13-08-2024

Thủ tục tự công bố sản phẩm - Hướng dẫn chi tiết từ A-Z

Công bố sản phẩm là yêu cầu pháp lý quan trọng khi đưa sản phẩm ra thị trường. Làm thế nào để thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm đúng cách? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước của quy trình, từ chuẩn bị hồ sơ đến nhận kết quả. [...]