Tự công bố sản phẩm là gì? Giải đáp chi tiết nhất

Tự công bố sản phẩm là một trong những yêu cầu pháp lý quan trọng. Doanh nghiệp cần phải tuân thủ để sản phẩm có thể được lưu hành hợp pháp trên thị trường. Vậy, tự công bố là gì? Chi phí để tự công bố là bao nhiêu? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về tự công bố sản phẩm nhé!

1. Tự công bố sản phẩm là gì?

Tự công bố sản phẩm là quy trình mà các doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm tiến hành công khai thông tin về sản phẩm của mình. Thông tin này bao gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật, thành phần, và các yếu tố liên quan khác. Đảm bảo sản phẩm phù hợp với quy định của pháp luật và an toàn cho người tiêu dùng. Quy trình này không chỉ giúp đảm bảo tính minh bạch mà còn là yếu tố cần thiết để sản phẩm được lưu hành hợp pháp trên thị trường.

Đây là quy trình bắt buộc đối với 1 số sản phẩm
Đây là quy trình bắt buộc đối với 1 số sản phẩm

2. Sản phẩm nào được phép và không được phép tự công bố 

2.1. Các sản phẩm được phép tự công bố

Các sản phẩm được phép tự công bố chủ yếu thuộc nhóm sản phẩm không có nguy cơ cao đối với sức khỏe. Dưới đây là danh mục sản phẩm được phép tự công bố theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP:

  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
  • Phụ gia thực phẩm
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
  • Dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói thực phẩm
Danh mục sản phẩm được phép tự công bố
Danh mục sản phẩm được phép tự công bố

Các sản phẩm này có thể được tự công bố với điều kiện doanh nghiệp phải tuân thủ đúng quy trình và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảm bảo rằng sản phẩm không gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Trong trường hợp sản phẩm thuộc nhóm có nguy cơ cao, hoặc là sản phẩm mới, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện công bố sản phẩm qua các cơ quan chức năng có thẩm quyền để được đánh giá và chứng nhận.

2.2. Các sản phẩm không được phép tự công bố

Có những sản phẩm mà doanh nghiệp không được phép tự công bố. Mà những sản phẩm này phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền đánh giá và cấp phép trước khi lưu hành trên thị trường. Dưới đây là các nhóm sản phẩm thuộc diện này:

  • Sản phẩm thuộc nhóm nguy cơ cao:
    • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chức năng)
    • Thực phẩm dinh dưỡng y học
    • Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em
  • Sản phẩm mới:
    • Sản phẩm có sử dụng nguyên liệu mới, chưa có tiền lệ sử dụng tại Việt Nam
    • Sản phẩm nhập khẩu chưa được sử dụng phổ biến tại Việt Nam
  • Thực phẩm không qua chế biến:
    • Các sản phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản, rau quả tươi khi chưa qua chế biến hoặc xử lý an toàn thực phẩm đều phải tuân thủ quy định kiểm dịch và cấp phép của cơ quan chức năng trước khi được phép tiêu thụ.
  • Phụ gia thực phẩm mới:
    • Các loại phụ gia thực phẩm chưa được công nhận hoặc sử dụng phổ biến. Cần phải được thẩm định và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền.
Thực phẩm chưa qua chế biến không được phép tự công bố
Thực phẩm chưa qua chế biến không được phép tự công bố

Những sản phẩm trên cần phải trải qua quy trình đánh giá nghiêm ngặt của cơ quan quản lý. Đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và không gây hại cho người tiêu dùng. Việc công bố những sản phẩm này đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng và nộp lên các cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và cấp phép trước khi đưa ra thị trường.

2.3. Các sản phẩm được miễn tự công bố

Căn cứ vào điều 4 và điều 6 Nghị định 15/2018 NĐ- CP, có một số loại sản phẩm được miễn tự công bố. Nghĩa là doanh nghiệp không cần thực hiện thủ tục tự công bố trước khi lưu hành trên thị trường. Các sản phẩm này thường nằm ngoài phạm vi kiểm soát an toàn thực phẩm nghiêm ngặt hoặc đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Dưới đây là các nhóm sản phẩm được miễn tự công bố:

  • Sản phẩm sản xuất, nhập khẩu chỉ phục vụ nội bộ của doanh nghiệp
  • Sản phẩm, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc phục vụ sản xuất nội bộ
  • Sản phẩm, nguyên liệu tạm nhập tái xuất
  • Sản phẩm lưu thông tại hội chợ, triển lãm
Các sản phẩm được miễn tự công bố
Các nhóm sản phẩm xuất nhập khẩu thường được miễn công bố

Những sản phẩm này không cần phải làm thủ tục công bố do không thuộc diện kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật về các trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ các quy định khác liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và an toàn.

3. Trình tự, thủ tục tự công bố 

Thủ tục tự công bố sản phẩm yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo rằng sản phẩm của mình đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và pháp lý. Việc hiểu rõ và thực hiện đúng quy trình này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý và đảm bảo sản phẩm được lưu hành hợp pháp trên thị trường. Tìm hiểu thêm về trình tự, thủ tục tự công bố tại bài viết dưới đây:

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Thủ tục tự công bố sản phẩm- Hướng dẫn chi tiết từ A-Z

4. Chi phí thực hiện tự công bố

Chi phí dao động từ 1.500.000VNĐ/ sản phẩm
Tự công bố tốn bao nhiêu?

Chi phí tự công bố có thể dao động tùy thuộc vào hai yếu tố. Một là, doanh nghiệp công bố sản phẩm lần đầu. Hai là, doanh nghiệp đăng ký công bố lại. Dưới đây là khoản chi phí cụ thể doanh nghiệp cần xem xét khi tiến hành tự công bố:

  • Mức thu phí công bố lần đầu: 1.200.000 đồng/ lần/ sản phẩm.
  • Mức thu phí công bố lại: 800.000 đồng/ lần/ sản phẩm.

Tuy nhiên, với mỗi công ty hỗ trợ, mức phí sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Ngoài chi phí công bố, doanh nghiệp có thể nộp phí thử nghiệm sản phẩm,… Doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ và thảo luận với công ty hỗ trợ để biết được chi phí cụ thể.

5. Lựa chọn đơn vị nào để hỗ trợ tự công bố?

Khi lựa chọn doanh nghiệp để hỗ trợ tự công bố việc tìm kiếm đối tác uy tín và chuyên nghiệp là rất quan trọng. Dưới đây là các tiêu chí và một số gợi ý về cách lựa chọn doanh nghiệp phù hợp:

  • Kinh nghiệm và chuyên môn: Chọn những đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, đặc biệt là trong việc tự công bố sản phẩm. Doanh nghiệp này nên có kiến thức sâu rộng về quy định pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm.
  • Uy tín và danh tiếng: Tìm kiếm các đơn vị đã được nhiều doanh nghiệp khác tin tưởng và sử dụng dịch vụ. Bạn có thể tham khảo đánh giá từ khách hàng trước đó hoặc tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy.
  • Dịch vụ trọn gói: Lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trọn gói từ tư vấn ban đầu, chuẩn bị hồ sơ,… Điều này giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro.
  • Chi phí hợp lý: So sánh chi phí dịch vụ giữa các đơn vị khác nhau. Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào giá thành mà bỏ qua chất lượng dịch vụ. Lựa chọn đơn vị có chi phí phù hợp nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc.
  • Hỗ trợ sau công bố: Chọn các đơn vị cung cấp hỗ trợ sau khi công bố. Ví dụ: tư vấn về các quy định pháp lý,…

Liên hệ ngay với UCC Việt Nam để được hỗ trợ sớm nhất:

UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp

6. Lời kết

UCC Việt Nam tự hào là doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ tư vấn pháp lý. Đáp ứng đủ các tiêu chí nêu trên, UCC cung cấp dịch vụ hỗ trợ trọn gói để doanh nghiệp tự công bố sản phẩm. Đưa sản phẩm tiếp cận gần hơn đến tay người tiêu dùng và tăng thêm uy tín cho thương hiệu.

Tin tức liên quan

24-08-2024

5 Bước đơn giản để công bố rượu nhập khẩu thành công

Để công bố rượu nhập khẩu thành công, doanh nghiệp cần hiểu rõ quy trình và các bước cần thực hiện. Việc công bố đúng cách giúp tuân thủ quy định pháp luật và hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Dưới đây là 5 bước đơn giản từ chuẩn bị hồ sơ đến hoàn tất [...]

22-08-2024

Công bố mật ong - Tất tần tật thủ tục và hồ sơ cần thiết

Khi kinh doanh mật ong, việc nắm rõ và thực hiện đúng các quy định về công bố chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình này, chúng tôi đã tổng hợp tất cả các thông tin cần thiết trong bài [...]

21-08-2024

Công bố trà đúng quy định 2024

Quy định về công bố sản phẩm trà liên tục được cập nhật. Để đảm bảo doanh nghiệp của bạn luôn tuân thủ quy định và cạnh tranh hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin mới nhất về thủ tục công bố trà năm 2024. 1. Công bố trà là gì? [...]

13-08-2024

Thủ tục tự công bố sản phẩm - Hướng dẫn chi tiết từ A-Z

Công bố sản phẩm là yêu cầu pháp lý quan trọng khi đưa sản phẩm ra thị trường. Làm thế nào để thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm đúng cách? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước của quy trình, từ chuẩn bị hồ sơ đến nhận kết quả. [...]

12-08-2024

Hồ sơ tự công bố sản phẩm cần những gì?

Trong môi trường kinh doanh hiện nay, việc tự công bố sản phẩm là một bước quan trọng. Để đảm bảo sản phẩm của bạn được phép lưu hành một cách hợp pháp. Vậy, tự công bố sản phẩm có lợi ích gì và hồ sơ tự công bố cần những gì? Cùng UCC Việt [...]