Dịch vụ thử nghiệm thực phẩm tại UCC Việt Nam

.Bạn cần kiểm tra sản phẩm thực phẩm của bạn có những thành phần nào? Hàm lượng là bao nhiêu? Bạn cần phiếu kiểm nghiệm thực phẩm để hoàn thiện các thủ tục hồ sơ? Bạn đang tìm kiếm một đơn vị kiểm nghiêm thực phẩm uy tín? UCC Việt Nam là đơn vị đáng tin cậy để đồng hành cùng bạn. Hãy tìm hiểu rõ hơn về dịch vụ thử nghiệm thực phẩm tại UCC Việt Nam qua bài biết sau đây.

1. Tổng quan về thử nghiệm thực phẩm

dich-vu-thu-nghiem-thuc-pham
Dịch vụ thử nghiệm thực phẩm

1.1 Thử nghiệm thực phẩm là gì ?

Thử nghiệm thực phẩm là quá trình kiểm định chất lượng và độ an toàn của các sản phẩm. Điển hình như bánh kẹo, đồ uống có cồn, thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chức năng. Mục tiêu chính là đảm bảo thực phẩm không chứa tạp chất hay vi khuẩn gây hại.

1.2 Các thực phẩm cần thử nghiệm?

cac-thuc-pham-can-thu-nghiem
Các loại thực phẩm cần thử nghiệm

Dưới đây là các mặt hàng thực phẩm cần được thử nghiệm:

  • Đồ uống như rượu, bia và nước giải khát cần được đảm bảo chất lượng và an toàn.
  • Bánh, mứt và kẹo cần được xét nghiệm để phát hiện vi sinh vật và chất độc hại.
  • Bột mì và sản phẩm từ bột: Cần kiểm tra chất lượng và các thành phần phụ gia.
  • Thức ăn chăn nuôi: Cần được kiểm tra để chắc chắn không chứa chất cấm hoặc độc tố.
  • Gia vị và thảo mộc: Cần được kiểm tra để loại trừ vi sinh vật và hóa chất độc hại.
  • Dụng cụ và bao bì: Cần kiểm định để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm.
  • Các sản phẩm khác như ngũ cốc, rau củ quả, thịt, thủy sản, sữa. Cần được đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

1.3 Tầm quan trọng của thử nghiệm thực phẩm đối với doanh nghiệp?

Việc thử nghiệm thực phẩm không chỉ là một yêu cầu pháp lý. Mà là một phần quan trọng trong việc xây dựng uy tín, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Thử nghiệm thực phẩm giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Từ đó xây dựng uy tín, và thúc đẩy lợi nhuận cho doanh nghiệp

2. Các chỉ tiêu thử nghiệm thực phẩm

2.1 Đối với những thực phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật

Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT: Đây là quy định về giới hạn cho phép của các chất ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm. ây là các quy tắc đặt ra để đảm bảo thực phẩm không chứa quá nhiều vi khuẩn, virus hoặc hóa chất độc hại.

QCVN 8-1:2011/BYT: Quy chuẩn này đặt ra giới hạn cho các độc tố do nấm mốc sản xuất ra trong thực phẩm.

QCVN 8-2:2011/BYT: Quy chuẩn này tập trung vào việc giới hạn lượng kim loại nặng như chì, thủy ngân, và cadmium trong thực phẩm.

QCVN 8-3:2012/BYT: Đây là quy chuẩn về việc kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm, nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và virus có hại trong thực phẩm.

Tiêu chuẩn kỹ thuật (TCVN): Đây là các tiêu chuẩn thử nghiệm thực phẩm cụ thể áp dụng cho từng loại sản phẩm.

2.2 Đối với những thực phẩm có quy chuẩn kỹ thuật

Sản phẩm đồ uống và nước sinh hoạt

– Nước sinh hoạt và nước uống: Đảm bảo chất lượng nước sạch cho sinh hoạt hàng ngày (QCVN 02:2009/BYT) và nước uống an toàn cho sức khỏe (QCVN 01:2009/BYT).

– Nước đá Sử dụng ngay: Tiêu chuẩn (QCVN 10:2011/BYT) cho nước đá an toàn, có thể sử dụng ngay mà không lo ngại về vấn đề vệ sinh.

– Đồ uống: Quy định chất lượng (QCVN 6-1: 2010/BYT) cho nước khoáng thiên nhiên, đồ uống không cồn (QCVN 6-2:2010/BYT) và có cồn (QCVN 6-3:2010/BYT).

Sản phẩm dinh dưỡng và sản phẩm cho trẻ em

– Sữa và sản phẩm từ sữa: Tiêu chuẩn (QCVN 5-5:2010/BYT) cho sữa lên men, sản phẩm chất béo từ sữa (QCVN54:2010/BYT), và phomat (theo QCVN 5-3:2010/BYT).

– Dinh dưỡng cho trẻ: Quy định (QCVN 11-4:2012/BYT) về sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, (QCVN 11-3:2012/BYT) sản phẩm dinh dưỡng công thức mục đích dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi, quy định (QCVN 11-2:2012/BYT) sản phẩm dinh dưỡng công thức mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi.

– Bổ sung vi chất dinh dưỡng: Tiêu chuẩn (QCVN 3-6:2011/BYT) cho việc bổ sung muối iot, (QCVN 3-5:2011/BYT) Magnesi, và (QCVN 3-4:2010/BYT) Calci vào thực phẩm.

Các chất phụ gia, bao bì và dụng cụ tiếp xúc

– Phụ gia thực phẩm: Quy định (QCVN 4-23:2010/BYT) về các chất phụ gia như tạo bọt, nhũ hóa, làm dày, và làm bóng.

– Bao bì và dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm: Tiêu chuẩn (QCVN 12-3:2011/BYT) vệ sinh cho bao bì và dụng cụ làm từ kim loại, cao su, nhựa, thủy tinh, gốm, sứ.

Các QCVN này cung cấp các chỉ tiêu thử nghiệm thực phẩm cụ thể. Đảm bảo sản phẩm an toàn cho người sử dụng

3. Danh sách các cơ sở thử nghiệm liên kết với UCC Việt Nam

STT Tên cơ sở
1 Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 – Quatest 3
2 Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Cần Thơ
3 Trung tâm kiểm nghiệm TSL
4 Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thành phố Hồ Chí Minh
5 Trung tâm kiểm nghiệm Bình Dương
6 Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm thành phố Hồ Chí Minh
7 Trung tâm phân tích kiểm nghiệm TVU thuộc trường đại học Trà Vinh
8 Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh
9 Trung tâm phân tích, kiểm nghiệm tỉnh Cà Mau
10 Viện kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh
11 Trung tâm kiểm định và kiểm nghiệm Đồng Tháp

4. Bảng giá thử nghiệm thực phẩm tại UCC Việt Nam

STT

Tên chỉ tiêu

Thời gian

Giá  Số lượng

Chi phí

1

Đạm 

5-7 ngày 150.000 1

150.000

2

Chất béo

5-7 ngày 150.000 1

150.000

3

Carbohydrate

5-7 ngày

150.000 1

150.000

4

Vitamin C

5-7 ngày 400.000 1

400.000

5

Vitamin A

5-7 ngày 400.000 1

400.000

6

Vitamin D3

5-7 ngày 400.000 1

400.000

7

Vitamin E

5-7 ngày

400.000 1

400.000

8

Cholesterol

5-7 ngày 400.000 1

400.000

9

Xơ thô

5-7 ngày

150.000 1

150.000

10

Xơ dinh dưỡng

5-7 ngày 350.000 1

350.000

11

Đường tổng (As Glucose)

5-7 ngày 150.000 1

150.000

12

Transfat

5-7 ngày 400.000 1

400.000

13

Năng lượng

5-7 ngày 400.000 1

400.000

14

Tro không tan trong HCL

5-7 ngày

140.000 1

140.000

15

Độ ẩm

5-7 ngày

70.000 1

70.000

16

Hàm lượng chất không tan trong nước

5-7 ngày

140.000 1

140.000

5. Mẫu kết quả thử nghiệm thực phẩm

Mẫu kết quả thử nghiệm thực phẩm là tài liệu quan trọng. Thể hiện thông tin chi tiết về mẫu thử và kết quả, bao gồm:

– Tên cơ sở kiểm nghiệm

– Số phiếu

– Thời gian lập

– Tên mẫu thử

– Mã số

– Mô tả tình trạng mẫu khi nhận và kết quả đánh giá.

giay-chung-nhan
Phiếu kết quả thử nghiệm

6. Tại sao nên lựa chọn kiểm nghiệm thực phẩm tại UCC Việt Nam?

Lựa chọn UCC Việt Nam để thử nghiệm thực phẩm, bạn sẽ được cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm chuyên nghiệp, tư vấn chất lượng và nhanh chóng. UCC Việt Nam cam kết:

– Hiệu quả cao: Thủ tục nhanh gọn, chất lượng đảm bảo.

– Mạng lưới đối tác: Hợp tác với các cơ sở kiểm nghiệm uy tín.

– Chuẩn mực quốc tế: Dịch vụ kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

– Hỗ trợ khách hàng: Tư vấn chuyên nghiệp và thuận tiện trong việc nhận mẫu.

– Phản hồi kịp thời: Từ khi tiếp nhận mẫu đến khi cung cấp kết quả.

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Tự công bố thực phẩm các điều cần biết tại UCC Việt Nam

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Dịch vụ đăng ký FDA Thực Phẩm: Hướng dẫn đầy đủ, mới nhất cho năm 2024

UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ DỊCH VỤ

CÔNG TY TNHH UCC VIỆT NAM
Văn phòng TP.HCM: 401/30 Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, Tp.HCM.
Văn phòng Đà Nẵng: 188 Nguyễn Tri Phương, Chính Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Email: admin@ucc.com.vn
Liên hệ hotline: 036 790 8639 để được tư vấn và hỗ trợ 
UCC Việt Nam| Dịch vụ của chúng tôi- Giải pháp dành cho bạn!

Tin tức liên quan

16-04-2024

Chứng nhận FDA cà phê- Mang hạt cà phê Việt vươn tầm quốc tế

Một trong những bước đầu tiên trên con đường sang Mỹ của hạt cà phê là doanh nghiệp nhập khẩu cần đăng ký cơ sở thực phẩm với FDA. Đây được xem như tấm vé thông hành để các sản phẩm thực phẩm nói chung và sản phẩm cà phê nói riêng...

15-04-2024

Đăng ký FDA cà phê cho Tổng công ty cà phê Việt Nam- VINACAFE

VINACAFE là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và phân phối cà phê tại Việt Nam. VINACAFE đã chọn UCC Việt Nam làm đơn vị đăng ký chứng nhận FDA để xuất khẩu sản phẩm cà phê vào thị trường Mỹ....

15-04-2024

Chứng nhận FDA yến sào - hành trình vào thị trường Mỹ

Yến sào hay Tổ yến là một loại thực phẩm quý hiếm và có giá trị dinh dưỡng cao. Ở một số nước phương Đông xếp yến sào vào hàng “bát trân”. Vào thời kỳ phong kiến, chỉ có vua chúa và giới quý tộc mới có thể sử dụng. Ngày nay, các sản phẩm làm ...

26-08-2024

Hoàn tất hồ sơ tự công bố kem tươi: Đơn giản hơn bạn nghĩ

Bạn đang kinh doanh kem tươi và băn khoăn về thủ tục tự công bố? Đừng lo lắng! Quy trình tự công bố kem tươi không hề phức tạp như bạn nghĩ. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước một, từ việc chuẩn bị hồ sơ đến nộp hồ sơ. Giúp bạn hoàn [...]

29-05-2024

Chì trong thực phẩm và dụng cụ chứa thực phẩm

Chì là một kim loại độc tồn tại trong tự nhiên và có khả năng gây tổn hại cho hệ thần kinh. Kim loại chì mềm và có màu xám. Có khả năng cố định màu và tạo được nhiều màu sắc khác nhau nên được sử dụng nhiều trong ngành mỹ phẩm, pha sơn, [...]

21-05-2024

Biểu tượng an toàn thực phẩm: Giải mã các ký hiệu trên bao bì

Chắc hẳn đã hơn 1 lần bạn nhìn thấy các ký hiệu kì lại trên nhãn sản phẩm. Các ký hiệu này được gọi là biểu tượng an toàn thực phẩm. Mỗi biểu tượng này sẽ có một ý nghĩa riêng. Hãy cùng UCC Việt Nam tìm hiểu ý nghĩa đằng sau những biểu tượng [...]

20-05-2024

Thông báo thành phần dinh dưỡng mới thực phẩm bổ sung - NDI

Đạo luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm (Đạo luật FD&C) yêu cầu các nhà sản xuất và nhà phân phối muốn tiếp thị thực phẩm bổ sung có chứa “thành phần dinh dưỡng mới” phải thông báo cho FDA về những chất này. Vào ngày 23 tháng 9 năm 1997, [...]

25-04-2024

Lượng đường bổ sung trong bảng Nutrition Facts là gì?

Đường bổ sung là một khái niệm mới với người tiêu dùng Việt. Nhưng không còn xa lạ ở các nước phát triển quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng cho cộng đồng. Các tổ chức y tế ở Mỹ và một số nước Châu Âu rất quan tâm đến việc nâng cao nhận thức [...]